Từ xưa đến nay, trong bất cứ một cuộc chiến nào, các bên tham chiến đều đầu tư một số tiền không nhỏ vào việc thiết kế và xây dựng các loại vũ khí mạnh mẽ, có uy lực và công năng lớn.
Thế chiến II đánh dấu sự ra đời và hoàn thiện của rất nhiều loại vũ khí là thủy tổ của các khí tài hiện đại ngày nay.Bài viết này sẽ điểm lại 10 khí tài uy lực lớn, ở những mức độ khác nhau đều có ảnh hưởng đến tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao không có xe tăng Tiger I và Tiger II lừng danh của Đức trong danh sách. Nguyên nhân sẽ được giải thích ở cuối bài viết.
10. Tàu đổ bộ LCVP (Mỹ)
Những ai đã từng chơi qua seri Medal Of Honor, Call Of Duty hay xem phim Giải cứu binh nhì Ryan, chắc hẳn sẽ không thể quên những chiếc LCVP - tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ, được thiết kế để vận chuyển và đổ bộ binh lính lên những phần bờ biển không có vũ trang hoặc không bị địch chiếm cứ.
LCVP còn được biết tới với cái tên "tàu Higgins ", đặt theo tên của người sáng tạo ra nó, Andrew Higgins. Ban đầu, thiết kế của ông là một chiếc tàu có thể hoạt động trong vùng nước nông và vùng đầm lầy. Về sau này, những chiếc tàu Higgins được sử dụng rộng rãi bởi Hải quân Mỹ cho các chiến dịch đổ bộ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ trong 15 năm, 22.492 chiếc tàu loại này đã được chế tạo.
Tàu đổ bộ LCVP được làm từ gỗ dán ép và có cấu trúc giống như một chiếc xà lan dùng trên sông nhỏ với kíp lái 4 người. Tàu có thể chở một trung đội bộ binh đầy đủ gồm 36 binh sĩ trong một lần vận chuyển. Vận tốc tối đa của tàu Higgins khi đầy tải có thể đạt tới 9 knots (17 km / h).
9. Pháo phản lực Katyusha BM-13 (Liên Xô)
Katyusha là tên gọi không chính thức của các hệ thống pháo phản lực không ống phóng được sử dụng rộng rãi bởi Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai từ 1941-1945.
Lúc đầu, xe BM-13s (xe chiến đấu cơ giới) được gọi là Katyushas, rồi sau đó BM-8, BM-31, và các biến thể khác cũng mang tên Katyusha. BM-13 là một trong số những khí tài chiến tranh nổi tiếng và có uy lực khủng khiếp nhất của Liên Xô trong Thế chiến II.
8. Máy bay ném bom Avro Lancaster (Anh)
Avro Lancaster là máy bay ném bom hạng nặng của Anh được Không quân Hoàng gia sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. "Lancaster" được coi là hiệu quả nhất và nổi tiếng nhất trong các loại máy bay ném bom bay đêm của Thế chiến II, nó đã thực hiện tổng cộng 156.000 nhiệm vụ và thả hơn 600.000 tấn bom.
Lancaster tham gia nhiệm vụ đầu tiên vào tháng ba năm 1942. Trong chiến tranh, đã có hơn 7000 "Lancaster" được sản xuất, nhưng gần một nửa trong số đó đã bị phá hủy bởi kẻ thù. Tính đến năm 2014 thì chỉ còn hai máy bay loại này có thể bay được.
7. Tàu ngầm U-boat (Đức)
U-boat là tên được phiên âm tiếng Anh của tên tiếng Đức U-Boot, viết tắt của từ Unterseeboot (cũng là underseeboat trong tiếng Anh).
Lực lượng hải quân Đức khi đó không đủ mạnh để chống lại quân đồng minh trên biển. Vì thế, Đức quốc xã đặt hy vọng vào lực lượng tàu ngầm với mục đích chính là phá hủy các đoàn tàu vận tải, thương mại, vận chuyển hàng hóa từ Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đến Liên Xô và các nước đồng minh ở Địa Trung Hải. Chiến thuật này của quân Đức đã chứng tỏ rằng: đánh vào kinh tế, lương vận luôn là cực kỳ hiệu quả. Thủ tướng Anh - Winston Churchill đã nói: điều duy nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến ông lo ngại là mối đe dọa đến từ tàu ngầm Đức.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Quân đồng minh đã tới chi 26,4 tỷ USD để chống lại tàu ngầm của Đức, trong khi quân Đức chỉ tốn 2.86 tỉ USD cho lực lượng tàu ngầm. Từ quan điểm kinh tế thuần túy, có thể đưa ra nhận xét rằng, đây là thành công của người Đức, và tàu ngầm của Đức là một trong những vũ khí mạnh nhất của chiến tranh thế giới lần thứ 2.
6. Tiêm kích Hawker Hurricane (Anh)
Hawker Hurricane là máy bay tiêm kích một chỗ ngồi của Anh trong Thế chiến II, được thiết kế và sản xuất bởi Hawker Aircraft Ltd. Tổng cộng đã có hơn 14.500 chiếc loại này được chế tạo cho nhiều mục đích khác nhau như: tiêm kích-ném bom, đánh chặn, và máy bay tấn công.
5. Xe tăng M4 "Sherman" (Mỹ)
M4 "Sherman" là loại xe tăng hạng trung của Mỹ trong Thế Chiến II. Trong giai đoạn 1942-1945, người Mỹ đã sản xuất 49.234 xe tăng M4, khiến nó trở thành xe tăng phổ biến thứ ba trên thế giới sau hai xe tăng T-34 và T-54 của Liên Xô.
Chiếc Sherman Crab với xích sắt và trục quay đang rà phá mìn trên bãi biển Normandy, theo sau là chiếc xe tăng Churchill
Trong Thế chiến II, M4 Sherman được chế tạo thành rất nhiều biến thể: Sherman Crab – chiếc xe tăng dị nhất, được sử dụng để phá mìn, làm thân pháo tự hành (SAU), và phục vụ đội kỹ thuật. M4 được sử dụng bởi quân đội Mỹ, và một lượng lớn được chuyển cho quân đồng minh (chủ yếu là Anh và Liên Xô).
Chiếc xe tăng M4 Sherman mang tên Fury do Brat Pitt làm trưởng xe trong bộ phim cùng tên của Sony năm 2014
4. Pháo 88-mm Flak 18/36/37/41 (Đức)
Khẩu 88 mm Flak 18/36/37/41, hay được gọi là "Tám tám" – là pháo phòng không kiêm pháo chống tăng được pháo binh Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dù được thiết kế để tiêu diệt cả máy bay và xe tăng, nhưng trong nhiều trận đánh nó cũng được sử dụng như pháo mặt đất thông thường. Trong khoảng thời gian giữa năm 1939 và 1945, quân Đức đã chế tạo tổng cộng 17.125 khẩu 88.
3. Máy bay P-51 Mustang (Mỹ)
Dàn máy bay P-51 Mustang trên đảo Iwo Jima năm 1945
Ở vị trí thứ ba trong danh sách các khí tài quân sự có sức ảnh hưởng lớn nhất trong Thế chiến II là chiếc P-51 Mustang - máy bay chiến đấu tầm xa một chỗ ngồi của Mỹ. Được phát triển trong những năm 1940, đây được coi là máy bay chiến đấu tốt nhất của Không quân Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nó chủ yếu được sử dụng cho mục đích do thám và ném bom yểm trợ trong những đợt không kích vào lãnh thổ Đức.
P-51 Mustang bay cùng "lợn lòi" A-10 Thunderbolt
2. Tàu sân bay (nhiều quốc gia)
USS Barnes được hải quân Mỹ và Anh cùng sử dụng. Trong ảnh nó đang chở máy bay P-38 và P-47 (chụp năm 1943)
Tàu sân bay là một loại tàu chiến với chức năng chủ lực là chở máy bay chiến đấu. Trong Thế chiến II, tàu sân bay của Nhật Bản và Mỹ đã đảm nhiệm vai trò lớn khi tham chiến ở Thái Bình Dương. Cuộc tấn công nổi tiếng vào Trân Châu Cảng của phát xít Nhật đã được tiến hành bằng máy bay ném bom bổ nhào xuất phát từ tàu sân bay Nhật Bản.
Ảnh chụp từ phía đuôi của Akagi ngoài khơi Osaka vào ngày 15 tháng 10 năm 1934. Trên sàn đáp là những máy bay ném bom Mitsubishi B1M và B2M. Akagi đã tham gia cuộc không kích Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941 và chiếm đóng Rabaul ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương vào tháng 1 năm 1942.
1. Xe tăng T-34 (Liên Xô)
T-34 là xe tăng hạng trung của Liên Xô được sản xuất từ năm 1940 đến nửa đầu năm 1944 và là loại xe tăng chủ lực của Hồng quân Liên Xô (Red Army). T-34 được giới quân sự đánh giá là xe tăng hạng trung phổ biến nhất, tốt nhất từng được sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. T-34 đã trở thành huyền thoại của Hồng quân Liên xô, và là một trong những biểu tượng của đại chiến thế giới lần thứ 2.
Một chiếc T-34-85 trên đường phố Sài Gòn sau giải phóng năm 1975
Lời kết
Tới đây có lẽ các bạn cũng đã hiểu: Để một thứ vũ khí trở nên có tầm ảnh hưởng lớn thì nó phải thỏa mãn nhiều tiêu chí: Dễ sử dụng, dễ chế tạo, chi phí thấp, và hiệu quả cao, được sản xuất với số lượng lớn.
Tiger II nặng gần bảy mươi mốt tấn, được bảo vệ bởi giáp phía trước dày 100 đến 180 mm, và được trang bị pháo 88 mm Kampfwagenkanone 43 L/71 tuy mạnh như "mãnh hổ" nhưng đắt đỏ và sản xuất khó khăn
Sự thực là, tuy xe tăng Đức Tiger I là đối thủ đáng sợ của nhiều xe tăng đối phương, nhưng nó quá phức tạp, đắt đỏ và mất nhiều thời gian để chế tạo. Chỉ 1,347 chiếc được chế tạo từ tháng 8 năm 1942 tới tháng 8 năm 1944. Tiger I thường gặp hỏng hóc kỹ thuật, và vào năm 1944, việc sản xuất bị ngừng lại để nhường chỗ cho loại Tiger II. Thế nhưng, Tiger II được phát triển muộn trong cuộc chiến và được sản xuất với số lượng khá nhỏ. Quân Đức đặt hàng 1,500 chiếc Tiger II, nhưng việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn bởi những cuộc ném bom của Đồng Minh.
Nhà máy Henschel bị cháy sau trận thả bom của quân Đồng minh, ảnh chụp tháng 9 năm 1944
Trong số những cuộc ném bom đó, năm phi vụ trong khoảng thời gian 22 tháng 9 và 7 tháng 10 năm 1944 đã phá huỷ 95% diện tích sàn của nhà máy sản xuất xe tăng Henschel. Ước tính việc này đã làm thiệt hại sản xuất khoảng 657 chiếc Tiger II.Tổng số chỉ có 492 chiếc Tiger II đã được chế tạo: 1 chiếc năm 1943, 379 chiếc năm 1944, và 112 chiếc năm 1945.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng