Kiến thức của nhân loại chỉ tính như một hạt cát tí hon trong vũ trụ tri thức bao la vậy. Do đó, hiển nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề mà ngay cả các nhà khoa học lỗi lạc nhất cũng chưa thể giải quyết được, cũng như những câu hỏi xuyên suốt dòng lịch sử từ xưa tới nay.
Quê hương thân yêu của nhân loại – Trái Đất – chưa bao giờ ngừng khiến cho những cư dân của nó bị kéo theo từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Như một hệ quả tất yếu, cho tới nay vẫn tồn tại những sự kiện, bao gồm cả những kiến trúc, địa điểm, tàn tích mà chưa thể được giải thích tường tận bằng kiến thức và trình độ của con người nói chung hay thậm chí bởi giới khoa học và khảo cổ học nói riêng. Dưới đây là 10 trường hợp tiêu biểu nhất, minh chứng cho những bí ẩn xuyên suốt quá trình phát triển của loài người:
1. Cổng Mặt Trời
Những nét chạm trổ độc đáo cùng toàn bộ cấu trúc đá hình cổng này được tin là có tuổi thọ lên đến 1500 năm. Ban đầu, các nhà khoa học phát hiện ra công trình này ở độ sâu 12.549 feet (tương đương 3825m) dưới mực nước biển, nhưng theo phân tích kỹ lưỡng, đó vẫn chưa thực sự là xuất xứ ban đầu của nó. Về những họa tiết và nét chạm trên thân đá, đội ngũ nghiên cứu vẫn đang cố gắng hết sức để diễn giải ý nghĩa cũng như nguyên nhân từ đâu chúng được tạo thành. Mặc dù cũng có một vài ý kiến cho rằng mục đích chính của chúng liên quan tới chiêm tinh và thiên văn học, nhưng tới nay đó vẫn còn là câu hỏi bị bỏ ngỏ, chưa ai dám khẳng định chắc chắn điều gì cả.
2. Ngọn núi Owen Moa
Moa là một loài chim không biết bay sống ở những địa điểm rừng núi vùng cao, đã tuyệt chủng từ 500 năm trước. Nhưng một sự kiện sau đó đã làm sửng sốt toàn cộng đồng khoa học khi một chiếc móng vuốt được bảo quản kỹ lưỡng cùng niên đại vào khoảng 3.000 năm trước của loài chim này được tìm thấy ở một trong những hang động sâu bên trong lòng núi Owen (New Zealand). Quả thực những hang động hun hút và đôi chút đáng sợ hiện nay vẫn còn ẩn chứa nhiều “kho báu” chưa từng được con người đặt tay tới.
3. Hang động Longyou
Kiến trúc nhân tạo này được tìm thấy vào năm 1992, có nguồn gốc từ thời đại nhà Tần (năm 212 trước Công Nguyên). Cho tới nay, 24 hang động tương tự gần đó đã được khám phá thêm, nhưng vẫn không có một thông tin hay cơ sở ghi chép lịch sử nào nói về thời điểm và cách thức chúng được tạo nên cả.
4. Thảo nguyên L’Anse aux
Di tích khảo cổ tọa lạc ở Canada này có niên đại vào năm thứ 1000. Tận 960 năm sau, những dấu hiệu định cư và sinh sống của cư dân nơi đây mới được phát hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều giả thuyết sau đó được đặt ra về sự chuyển dịch cấu trúc của đại dương so với lục địa, thậm chí trước cả khi Columbus đặt chân lên Ấn Độ.
5. Tàn tích Gobekli Tepe
Đây thực chất là một ngôi đền nằm trên đỉnh cao nhất của một ngọn núi thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp cho chúng ta rất nhiều bằng chứng và kiến thức về nền văn hóa, phong tục tập quán cổ đại cũng như tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Dấu tích bao bọc xung quanh cũng gợi lên bức tranh sinh động của nơi từng là một thành phố tấp nập, được xây dựng sau khi ngôi đền được hoàn thành. Toàn bộ những phát hiện trên đã cho thấy tôn giáo vốn đã và đang là một trong những khía cạnh được coi trọng hàng đầu, ngay cả từ thời đại tổ tiên của chúng ta.
6. Bản viết tay Voynich
Mặc dù đã có rất nhiều lý thuyết liên quan tới việc khẳng định, chứng minh khả năng giải mã ngôn ngữ được viết trên bản thảo, nhưng chưa khi nào điều đó thực sự trở thành sự thật. Tuy nhiên, vào năm 2014, hai nhóm nghiên cứu công bố họ đã diễn giải thành công mật mã trên giấy, nhưng cuối cùng mọi thứ cũng dần trôi vào quên lãng và chỉ nhận được cái lắc đầu thất vọng vì quan điểm và nội dung của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau: Một bên cho rằng bản giấy được viết bằng một nhành phương ngữ cổ của Mexico, trong khi phía kia phản bác với kết luận về nguồn gốc bắt nguồn từ châu Á.
7. Chứng tích Yonaguni
Công trình sừng sững dưới đáy biển ngoài khơi Yonaguni (Nhật Bản) vẫn còn đang chơi trò đánh đố tâm trí của các nhà nghiên cứu vì cho đến nay chưa ai giải đáp được liệu đây là kiến trúc nhân tạo hay tự nhiên. Nhìn chung, nét đặc sắc ở đây liên quan đến những góc cạnh phẳng phiu, vuông vắn đạt đến chuẩn mực của kỹ thuật tạo tác cấu trúc.
8. Đường hầm “Đồ Đá”
Trái ngược với lòng biển sâu thẳm, hệ thống hầm nhân tạo dưới lòng đất này được tạo ra trong thời kỳ Đồ Đá. Tuy nhiên, cũng như những bí ẩn phía trên, câu hỏi vẫn luôn tồn tại cố hữu ở đây là cách thức những “kiến trúc sư cổ đại” đã xây dựng nên chúng vào thời điểm mà cả công cụ và kỹ thuật đều bị hạn chế rất nhiều so với trình độ tương đương đủ để tạo nên công trình này.
9. Quả cầu đá Costa Rica
Costa Rica nắm giữ một địa điểm đặc biệt, nơi xuất hàng trăm khối cầu được kết tinh bởi khoáng vật trong lòng đất, với đường kính từ 3-4cm cho tới 3m. Các nhà khảo cổ học hiện vẫn đang mắc kẹt trong công cuộc tìm kiếm manh mối giải thích cho sự hình thành và bản chất của những khối cầu trên.
10. Saksaywaman
Thật tình cờ và thật bất ngờ, những phiến, tảng đá tại nơi đây nhờ một phép màu nào đó mà được xếp chồng, sắp đặt lên nhau vừa khít đến mức tuyệt đối hoàn hảo, trong khi không hề có một khe hở để vật nào có thể lọt qua hay nhờ đến sự trợ giúp của bất kỳ chất kết dính/cố định nào. Và tất nhiên, trong kho tàng bí ẩn chưa có lời giải thích của thế giới thì đây cũng không phải là một ngoại lệ.
Tham khảo: Deveev
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng