Khi tìm hiểu thêm về văn hóa công ty, bạn không chỉ quan tâm đến việc công ty có giờ giải lao hàng ngày hay tổ chức tiệc vào những ngày lễ. Hãy quan tâm nhiều hơn về việc liệu đội ngũ quản lý có coi trọng ý kiến của nhân viên cũng như thúc đẩy sự kết nối giữa các đồng nghiệp hay không.
Để có được một bức tranh chính xác về văn hóa công ty trước khi chấp nhận làm việc, bạn cần đặt câu hỏi đúng và phù hợp, điển hình là 10 câu hỏi sau đây.
Vị trí này hỗ trợ vào việc hoàn thành mục tiêu và thành công của công ty như thế nào?
Nếu bạn đã nghiên cứu về sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể hỏi câu hỏi này sau khi nói rằng bạn ấn tượng như thế nào về sự tăng trưởng dự kiến. Và rằng bạn đang tự hỏi liệu vai trò của bạn có giúp công ty thực hiện thành công những mục tiêu đó?
Một phản hồi khích lệ sẽ bao gồm các nhiệm vụ cụ thể cho bạn ý tưởng rõ ràng về việc liệu vị trí của bạn có phải là yếu tố không thể thiếu đối với thành công của công ty hay không.
Công ty thường làm gì để khuyến khích và thúc đẩy sự gắn kết của đội ngũ?
Nếu một doanh nghiệp thường thực hiện những điều thú vị và độc đáo nhằm khuyến khích tinh thần đồng đội của nhân viên, người phỏng vấn bạn sẽ rất thích nói về điều đó. Có thể bạn sẽ được cung cấp các thông tin về các câu lạc bộ nhằm giúp phát triển kỹ năng của nhân viên.
Lý do hàng đầu mà nhân viên trong công ty thích làm việc ở đây?
Điều bạn thực sự cần quan tâm là cảm giác tự hào của nhân viên và liệu họ có được đánh giá cao khi làm việc cho công ty hay không. Một nhà tuyển dụng giỏi sẽ sử dụng điều này như một cơ hội để "khoe khoang" một cách khiêm tốn về khả năng của họ trong việc xây dựng môi trường tốt cho nhân sự công ty.
Tôi có thể xem không gian làm việc không?
Nếu có cơ hội, hãy tự mình trải nghiệm sơ qua về không khí làm việc tại công ty trong quá trình phỏng vấn tìm việc làm. Các cá nhân có tương tác với nhau không? Không gian làm việc cá nhân được trang trí thế nào? Bạn sẽ có cơ hội tham quan thực tế môi trường làm việc và đồng nghiệp của mình, điều này giúp bạn có những đánh giá trực quan hơn là chỉ nghe qua lời người phỏng vấn.
Hiệu suất của nhân viên được đánh giá như thế nào, trong thời gian nào?
Nếu bạn muốn tránh một nhà quản lý với những kỳ vọng thái quá, đây là câu hỏi cần đặt ra. Trước khi bạn chấp nhận một lời đề nghị làm việc, bạn cần biết rằng sếp mới của bạn có những kỳ vọng như thế nào đối với bạn và công việc này.
Các quyết định được đưa ra thế nào khi có sự bất đồng lớn hoặc vấn đề cực kỳ tế nhị?
Qua câu hỏi này bạn có thể thấy được liệu công ty bạn đang phỏng vấn có coi trọng ý kiến của nhân viên, hay mệnh lệnh của sếp là tuyệt đối. Những quyết định được đưa ra từ sự đồng lòng nhất trí của nhân viên không chỉ giúp công việc trôi chảy mà còn hạn chế cả những bức xúc trong nội bộ văn hóa công ty.
Công ty có chương trình thiện nguyện nào không?
Đây là một câu hỏi liên quan đến các hoạt động xã hội. Một số công ty đưa ra quan điểm thúc đẩy các hoạt động cộng đồng hoặc thiện nguyện để vừa xây dựng danh tiếng công ty vừa gắn kết đội ngũ nhân viên. Nhưng có thể một số khác lại xem từ thiện và tình nguyện là một hoạt động lãng phí thời gian.
Bạn có thể xem xét những sự kiện ngoài công việc ấy có phù hợp với những gì bạn tin tưởng hay coi trọng với tư cách cá nhân không?
Điều gì tạo ra xung đột tại công ty và chúng sẽ được giải quyết như thế nào?
Khi xảy ra xung đột, những nhà quản lý sẽ trực tiếp xử lý hay trao quyền? Họ có tạo cơ hội để hòa giải và tìm giải pháp cân bằng các mối quan hệ trong công ty hay không?
Khi nào và làm thế nào để các thành viên trong nhóm đưa ra phản hồi cho nhau?
Bạn cần biết rằng nhà tuyển dụng tiềm năng có quan tâm đến việc hỗ trợ nhân viên của mình và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hay không.
Lời khuyên để hòa nhập nhanh chóng với mọi người ở công ty?
Rất có thể bạn sẽ cần lời gợi ý trực tiếp để biết cách thức để hòa hợp với những người đồng nghiệp tương lai của mình.
Có thể bạn sẽ không cần dùng hết các câu hỏi này để khám phá văn hóa công ty đang ứng tuyển. Tùy vào từng hình huống, hãy lựa chọn những câu hỏi phù hợp nhất để đạt được hiệu quả thăm dò tốt nhất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng