10 dự án khoa học tối mật của quân đội Mỹ (Phần II)

    TVD,  

    Tiếp tục phần II của bài viết với những dự án khoa học tối mật được đầu tư cả núi tiền của quân đội Mỹ.

    6. Dự án Kiwi

    Vào năm 1960, Mỹ đang tiến hành dự án đưa con người lên Mặt trăng. Tuy nhiên có một dự án bí mật khác còn tham vọng hơn được tiến hành cùng lúc đó, mà rất ít người biết đến. Dự án mang tên Kiwi được tiến hành tại căn cứ Area 25, một khu vực gần Area 51. Do các nhà khoa học của NASA và AEC chịu trách nhiệm, nhằm mục đích đưa con người lên sao Hỏa bằng một tên lửa hạt nhân.

    Tên lửa Orion sẽ sử dụng động cơ hạt nhân, để xả khí sau phản ứng phân hạch urani giúp tạo ra lực đẩy cho tên lửa. Trong quá trình phóng, tên lửa có thể nóng tới 2.000 độ C và nó phải được làm mát bằng hydro lỏng.

    6A00D8341C4Df253Ef00E54F78C02D8834-800Wi

    Các nhà khoa học tại Los Alamos muốn đánh giá hậu quả xấu nhất nếu xảy ra tai nạn khiến họ mất kiểm soát động cơ hạt nhân tên lửa này. Do đó một dự án thử nghiệm đã được tiến hành với việc để cho một động cơ hạt nhân nóng đến 4.000 độ C và phát nổ. Nó gây ra một vụ nổ không khác gì một quả bom nguyên tử với lượng phóng xạ phát ra có thể khiến bất kỳ ai đứng trong bán kính 30m chết ngay lập tức.

    Tuy nhiên sau đó, khi một tên lửa hạt nhân được chế tạo thành công với tên gọi Phoebus được thử nghiệm. Nó đã trở nên quá nóng và không thể kiểm soát được gây ra một vụ nổ phóng xạ kinh hoàng nhất. Dự án này bị dừng lại sau thất bại đó và không một ai nhắc lại về việc chế tạo những chiếc tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân nữa.

    7. Dự án Kempster-Lacroix

    Một trong những dự án quân sự được biết đến tại Area 51 là chế tạo máy bay tàng hình. Trong quá trình nghiên cứu dự án này, các nhà khoa học đã tìm rất nhiều cách để những chiếc máy bay trở nên vô hình trước radar, tuy nhiên công nghệ lúc bấy giờ vẫn chưa thể giúp hoàn thiện khả năng này. Những chiếc máy bay tàng hình đầu tiên là thế hệ Oxcart đã được chế tạo thành công, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự tàng hình và vẫn bị phát hiện bởi radar trong nhiệm vụ trinh sát tại Cuba.

    Stealth01

    Sau đó, một dự án mang tên Kempster-Lacroix mở ra hy vọng cho những chiếc máy bay tàng hình của Mỹ. Các nhà khoa học của dự án này đã đưa ra ý tưởng trang bị hai khẩu súng electron lớn trên máy bay. Khi bay vào không phận địch, khẩu súng electron này sẽ bắn ra đám mây ion rộng khoảng 7m bao phủ máy bay. Nó có tác dụng hấp thụ sóng radar từ mặt đất khiến cho chiếc máy bay tàng hình trên màn hình radar.

    Những chiếc máy bay tàng hình Oxcart đã được nâng cấp theo dự án Kempster-Lacroix và nó thực sự đã hoạt động. Radar không thể phát hiện ra các máy bay này trên bầu trời. Tuy nhiên có một vấn đề là các bức xạ phát ra từ hai khẩu súng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của phi công. Sau khi nhận ra rằng các phi công có thể bị chết vì các bức xạ này, dự án đã bị hủy bỏ.

    8. Dự án Teak và Orange

    Mỹ đã tiến hành rất nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên không có vụ thử nghiệm nào điên rồ và táo bạo bằng dự án Teak và Orange. Teak và Orange là tên gọi của hai quả bom nguyên tử 3,8 megaton (tương đương với 3,8 triệu tấn thuốc nổ TNT). Được tiến hành thử nghiệm bằng cách cho nổ phía trên bầu khí quyển, cách mặt đất 45km và 90km, tại quần đảo Johnston Atoll cách 1200km về phía Tây của Hawaii.

    Hạt nhân-Bomb-nổ-Ndep

    Quân đội Mỹ cho biết cuộc thử nghiệm này nhằm xác định thiệt hại có thể xảy ra nếu Liên Xô thực hiện điều tương tự. Một vụ nổ bom nguyên tử trên bầu khí quyền là rất khó phát hiện, tuy nhiên để sức công phá vẫn đủ lớn thì khối lượng quả bom cũng phải lớn hơn rất nhiều lần.

    Các nhà khoa học sau khi quan sát thử nghiệm này ghi chép lại rằng, một quả cầu lửa khổng lồ xuất hiện trên bầu trời. Ánh sáng mà nó phát ra có đủ năng lượng để đốt cháy võng mạc và khiến những người đứng trong bán kính 360km bị mù ngay lập tức. Đám mây bụi phóng xạ sau vụ nổ phủ kín bầu trời với bán kính 3300km. Nó khiến cho toàn bộ thiết bị điện tử, liên lạc vô tuyến ngừng hoạt động. Các nhà khoa học còn cho rằng có thể vụ nổ đã gây ra một lỗ thủng trên tầng ozone.

    9. Thử nghiệm vụ nổ hạt nhân trong không gian

    Sau dự án thử nghiệm Teak và Orang, quân đội Mỹ tiếp tục tham vọng của mình khi muốn thử một vụ nổ hạt nhân trong không gian. Dự án này có tên gọi Argus, trong đó quân đội Mỹ sử dụng tên lửa đẩy X-17 để đưa quả bom hạt nhân vào trong không gian.

    Tuy nhiên vì sao Mỹ muốn thử nghiệm một vụ nổ như vậy. Các nhà khoa học sau này cho rằng, một vụ nổ bom hạt nhân trong từ trường của Trái đất (phía trên bầu khí quyển), có thể tạo ra những xung điện từ cực mạnh khiến cho các hệ thống điện tử, máy tính, liên lạc, đường dây điện ngừng hoạt động. Đó là ý tưởng để chế tạo bom xung điện từ sau này, đánh vào hạ tầng cơ sở của đối phương.

    Kết quả của cuộc thử nghiệm không như mong đợi, khi các xung điện từ là quá yếu và không đủ để làm sập các hệ thống điện tử trên mặt đất.

    Theo listverse

    >>10 dự án khoa học tối mật của quân đội Mỹ (Phần I)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày