10 trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến thứ 2

    Panzer,  

    Chiến tranh thật tàn khốc.

    Khi chiến tranh thế giới thứ II quét qua châu Âu và đẩy tất cả các cường quốc lớn trên toàn cầu tham gia vào cuộc chiến, nó đã gây ra sự chết chóc kinh hoàng trên khắp thế giới. Theo thống kê thế chiến hai đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người, là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    Cuộc chiến bắt đầu khi tên độc tài Adolf Hitler nắm quyền ở Đức và cuộc xâm lược nhằm vào Ba Lan bắt đầu vào năm 1939. Đức, Ý, Nhật Bản và các nước khác đã lập nên phe Axis. Phe đối lập là quân Đồng minh, bao gồm các quốc gia hùng mạnh như Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa Kỳ. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1945, sau khi Mỹ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki mở đường cho sự đầu hàng đồng loạt từ phe Phát xít.
     
    Bài viết sẽ chỉ ra những trận chiến được coi là đẫm máu nhất trong toàn bộ Thế chiến thứ 2. Khi bài viết đề cập đến một trận chiến, bạn đọc hãy lưu ý rằng các con số chính xác về thương vong (có thể bao gồm không chỉ có số người chết, mà còn bị thương, bị bệnh và mất tích) vẫn còn đang bị tranh cãi và khác nhau giữa các nguồn. Ngoài ra, thuật ngữ "trận chiến" đôi lúc không hoàn toàn đúng. Một số người cho rằng trận chiến chỉ dành cho các cuộc xung đột ngắn xảy ra trong một khu vực nhất định trong khi những người khác sẽ đồng ý với khái niệm trận chiến bao gồm các hoạt động quy mô lớn hoặc các chiến dịch quân sự.
     
    Bài viết sẽ bắt đầu với một trong những trận chiến đẫm máu nhất trên mặt trận Thái Bình Dương.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    10. Trận Okinawa
     
    Mặc dù hầu hết các trận đánh trong danh sách này đã diễn ra tại mặt trận châu Âu và lãnh thổ Nga trong chiến tranh, đảo Okinawa là nơi diễn ra một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong mặt trận Thái Bình Dương. Cuộc xung đột này, được xem là trận chiến lớn nhất diễn ra cả trên không và mặt đất, kéo dài vài tháng cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi bên.
     
    Nằm dưới quyền Kiểm soát của Nhật Bản, Okinawa (đảo lớn nhất của quần đảo Ryukyu) là một vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược tấn công Nhật Bản của Mỹ sau vụ Trân Châu Cảng. Các lực lượng Mỹ đã đổ quân lên hòn đảo vào tháng 3 năm 1945. Phía Nhật đã chống trả quyết liệt với các cuộc tấn công điên cuồng bằng cách sử dụng phi công kamikaze, liều chết lái máy bay đâm vào các tàu chiến Mỹ. Người Nhật Bản cũng tổ chức các cuộc phản công mặt đất cho đến khi quân đội Mỹ đi sâu vào trong hòn đảo và ngoài tầm hỗ trợ hải quân. Mặc dù quân đội Mỹ cuối cùng cũng giành chiến thắng vào tháng 6, nhưng họ đã phải chịu tổn thất rất lớn. Khoảng 12.000 lính Mỹ và hơn 100.000 binh lính Nhật Bản đã chết ở Okinawa. Nếu tính cả số người bị thương từ phía Mỹ thì con số thương vong là 36,000 binh sĩ. Bi kịch hơn, ước tính đã có tới 150.000 dân thường Okinawa đã chết trong cuộc chiến này.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    9. Cuộc đổ bổ lên bờ biển Normandy
     
    Là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất từ trước đến nay, cuộc đổ bộ lên Normandy luôn nằm trong số những trận chiến đẫm máu nhất. Trận đánh hướng vào lãnh thổ chiếm đóng của Đức Quốc Xã, được chuẩn bị trong thời gian rất lâu là một chiến thắng mang tính bước ngoặt của quân đội Đồng Minh.
     
    Cuộc tấn công diễn ra vào sáng ngày 06 tháng 6 năm 1944, hay còn được gọi là ngày D-Day. Liên quân Anh, Mỹ và Canada đã đổ bộ lên năm bãi biển thuộc vùng Normandy nước Pháp. Từ sáng sớm, quân Đồng minh đã sử dụng không quân dội bom lên quân đội Đức đồn trú ở đây. Mặc dù bị một chút bất ngờ, quân Đức vẫn được chuẩn bị tốt và tinh thần chiến đấu rất tốt. Quân đội Đồng minh đã chiến đấu hàng tháng trời mới có thể kiểm soát thị trấn Norman, bao gồm cả Cherbourg và Caen.
     
    Toàn bộ chiến dịch kéo dài vài tháng và chỉ kết thúc cho đến cuối tháng Tám. Ước tính thương vong của bên Đức quốc xã lên tới 320.000 người (30.000 người chết, 80.000 bị thương và phần còn lại mất tích) trong khi phe Đồng minh là khoảng 230.000 người (hơn 45.000 người chết).
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    8. Trận Bulge
     
    Sau thắng lợi của chiến dịch Normandy, mọi thứ dường như có lợi quân đội Đồng minh cho đến khi họ hành quân vào đất Bỉ. Lực lượng Đồng Minh hy vọng sẽ gặp sự kháng cự yếu ớt từ phía Đức Quốc xã. Nhưng thật bất ngờ, các lực lượng Phát xít đã mở một phản công lớn phá thủng trận tuyến của phe Đồng Minh khi đã cầm chân kẻ thù suốt mùa đông lạnh cắt trong những khu rằng nước Bỉ năm 1944.
     
    Trong tháng 12 năm 1944, khi hỗ trợ từ không quân của Đồng minh bị tạm dừng bởi thời tiết quá xấu, các lực lượng của Hitler đã nắm lấy cơ hội này để phản công. Trong một vài tuần, quân đội Đức Quốc Xã dưới sự yểm trợ từ lực lượng tăng Tiger đã chiếm ưu thế, đẩy lực lượng đồng minh trở lại một vài dặm. Tuy nhiên,ngay trước Giáng Sinh, thời cơ đã quay lại, và trước giữa tháng 1, với một chiến thuật sáng suốt quân Đồng minh đã đẩy quân Đức ra khỏi vùng rừng Ardennes. Hitler đã đánh canh bạc cuối cùng vào trận Ardennes - mở đầu là chiến thắng cuối cùng của ông ta trong cuộc chiến nhưng cuối cùng lại là thắng lợi quyết định của quân lực Đồng Minh và hẳn đã dự đoán được kết cục cuối cùng của mình và chế độ Quốc Xã.
     
    Một số người đã gọi đây là trận chiến đẫm máu nhất đối với người Mỹ, khi mà 19.000 binh lính Mỹ đã thiệt mạng và hơn 70.000 người bị thương và mất tích. Để so sánh, 12.000 lính Anh bị thương , 200 người thiệt mạng . Đức Quốc Xã cũng phải chịu tổn thất nặng nề với khoảng 100.000 binh lính thương vong.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    7. Trận Stalingrad
     
    Đến giữa năm 1942, Đức quốc xã đã đặc biệt chú ý đến Stalingrad, một thành phố trải dài dọc theo sông Volga. Đó là một thành phố công nghiệp không chỉ sản xuất thiết bị quân sự mà còn đóng vai trò là vị trí chiến lược quan trọng trong kế hoạch xâm lược nước Nga. Đức Quốc Xã tấn công thành phố bằng các cuộc không kích và hành quân trên mặt đất với hơn 150.000 binh sĩ và khoảng 500 xe tăng.
     
    Các chỉ huy Đức Quốc xã mong đợi một chiến thắng tương đối dễ dàng, nhưng quân đội Liên Xô đã được tổ chức rất tốt. Cuộc chiến nổ ra trong khoảng năm tháng, đường phố lúc nào cũng đầy tiếng súng máy. Trước tháng 11, Liên Xô đã phát động một cuộc phản công chiến lược để đẩy lui kẻ xâm lược đang ào ạt tiến vào thành phố. Các lực lượng Đức quốc xã đã bị vắt kiệt sức và cuối cùng cũng đầu hàng tháng 2 năm 1943.
     
    Đây là một trận đánh quyết định thay đổi toàn bộ tình thế cuộc chiến, giúp phe Đồng Minh giành lại thế chủ động. Mặc dù Liên Xô giành chiến thắng, nhưng họ cũng chịu thương vong rất nhiều nhiều hơn cả kẻ thù. Lực lượng Phát xít chịu khoảng 800.000 thương vong, so với hơn 1 triệu phía Liên Xô. Ngoài ra, khoảng 40.000 thường dân đã chết trong trận này.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    6. Cuộc vây hãm Leningrad
     
    Như đã đề cập trước đó, các sử gia và học giả đôi khi sử dụng thuật ngữ "trận đánh" không quá cứng nhắc. Bởi thế họ có thể sử dụng cách gọi trận Leningrad, đối với là cuộc vây hãm Leningrad (St.Peterburg ngày nay), kéo dài ra trong gần 900 ngày, từ tháng 9 năm 1941 cho đến tháng 1 năm 1944.
     
    Không chỉ là binh lính, bất cứ ai dù là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều được kêu gọi để giúp xây dựng phòng tuyến bảo vệ thành phố nhằm ngăn chặn sự tiếp cận của xe tăng Đức Quốc Xã. Mặc dù phải chịu đựng chiến tranh khốc liệt, quân đội và nhân dân Liên Xô đã bảo vệ thành công và ngăn chặn quân Đức phá hủy hoàn toàn thành phố.
     
    Đây một trận chiến mà có thể kéo dài lâu hơn cả với một số cuộc chiến tranh, nên số người chết đã lên cao đến mức khủng khiếp. Hơn 1 triệu dân thường tức một phần ba dân số thành phố lúc bấy giờ đã chết trong cuộc chiến. Một số chết do trực tiếp từ chiến tranh, những người khác do bệnh tật, lạnh cóng chết hoặc bị chết đói vì lực lượng Đức Quốc Xã đã phong tỏa thành phố để ngăn chặn người dân nhận tiếp tế. Quân đội Xô Viết đã mất hơn 1 triệu binh lính, con số đó không bao gồm hơn 2 triệu người bị bệnh và bị thương. Số lượng thương vong của Đức quốc xã vẫn còn bị tranh cãi, nhưng ước tính lên đến con sô hàng trăm nghìn.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    5. Cuộc xâm lược Ba Lan
     
    Cuộc xâm lược Ba Lan là trận chiến đầu tiên của chiến tranh thế giới thứ II và thực sự là một cuộc xung đột chạy đua - một chuỗi các trận chiến diễn ra trên lãnh thổ đất nước nằm ở phía đông Đức về phía đông và phía tây của nước Nga. Về cơ bản, cuộc xâm lược là kết quả của một hiệp ước giữa Đức và Nga để phân chia Ba Lan. Ba Lan, bị mắc kẹt ở giữa giữa hai cường quốc đầy tham vọng, đã không bao giờ có một cơ hội thực sự.
     
    Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan từ phía tây, không những thế quân đội Ba Lan còn phải đối mặt với quân đội Liên Xô chờ đợi sẵn từ phía sau. Cùng với khó khăn đó là ảo tưởng của Ba Lan về sự trợ giúp của đồng minh từ Pháp và Anh đã khiến, 65.000 người trong lực lượng quân sự hùng hậu lên đến 950.000 binh lính của Ba Lan đã thiệt mạng, hơn 133.000 người bị thương và phần còn lại được coi là bị bắt. Năm mươi chín nghìn binh sĩ của Liên Xô và Đức đã bị giết hoặc bị thương.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    4. Chiến dịch Bagration
     
    Cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức sớm trở nên căng thẳng, khi Đức đã chiếm toàn bộ lãnh thổ Ba Lan và khu vực rộng lớn ở phía đông Liên Xô, gần Moscow. Điều này có nghĩa rằng trong năm 1944, Đức quốc xã trở nên suy sụp, Liên Xô đặc biệt nhiệt tình gắn bó với Đồng Minh một thời gian của mình. Nhiệm vụ đẫm máu truy đuổi theo Đức ra khỏi lãnh thổ phía đông Liên Xô và Ba Lan kéo dài từ ngày 22 đến 19 tháng tám 1944 và được gọi là chiến dịch Bagration.
     
    Chiến dịch này đẩy Đức Quốc Xã vào tình thế chống đỡ như Ba Lan trong năm 1939. Liên Xô tấn công sâu vào lãnh thổ Ba Lan cùng lúc với sự phối hợp từ quân Đồng minh tiến vào Pháp.
     
    Trong thực tế, chiến dịch là biểu hiện của một chiến lược mới của Liên Xô gọi là chiến dịch thọc sâu. Thay vì củng cố nắm giữ trên khu vực rộng lớn của đất lấy từ Đức, quân đội Liên Xô ở lại tương đối hẹp để đẩy sâu vào lãnh thổ Đức. Tấn công sâu vào trái tim của Đức quốc xã, Liên Xô hy vọng, sẽ làm đạt được mục tiêu quan trọng về chiến lược, dẫn đến thay đổi bước ngoặt toàn bộ cuộc chiến. Vì vậy, vào giữa tháng 8 năm 1944, quân đội Liên Xô đã tiến đến vùng ngoại ô Warsaw, Ba Lan, phối hợp cùng phong trào kháng chiến ở Ba Lan chống lại Đức quốc xã. Chiến dịch Bagration lấy đi sinh mệnh của350.000 lính Đức và 765.000 binh lính Xô Viết.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    3. Trận Iwo Jima
     
    Mặc dù số lượng binh lính tử trận trên đảo Iwo Jima là không đáng kể nếu so với một số trận chiến lớn khác của chiến tranh thế giới thứ II, nhưng đây là trận chiến đáng chú ý vì tỷ lệ phần trăm binh lính tham chiến tử trận. Trên đảo Iwo Jima, quân đội Nhật Bản đã chiến đấu điên cuồng cho đến chết khi 22.000 binh lính Nhật Bản tham gia trận chiến nhưng chỉ có 216 bị bắt làm tù binh. Toàn bộ số còn lại đã thiệt mạng. Với 26.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và bị thương, trận chiến Iwo Jima là cuộc đụng độ duy nhất trong Chiến tranh Thế giới II mà thương vong của Mỹ vượt xa con số thương vong của Nhật Bản.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 19 tháng 2 năm 1945, và ngay lập tức quân đội Mỹ hiểu rằng họ phải đối mặt với một kẻ thù kiên quyết và được chuẩn bị tốt. Tên hòn đảo trong tiếng Nhật có nghĩa là "hòn đảo lưu huỳnh" vì có thể ngửi thấy mùi lưu huỳnh từ những ngọn núi lửa trên đảo. Hòn đảo có hệt thống mê cung các đường hầm dưới đất. Một số binh lính hồi tưởng lại rằng sau khi chiến đấu đẫm máu để chiếm một ngọn đồi, họ sẽ phải đối mặt với kẻ thù ẩn sâu trong đường hầm dưới chân họ và sẵn sàng tấn công họ bất cứ lúc nào. Dưới chân ngọn núi cao nhất trên hòn đảo, núi Suribachi cao 169 mét, người Nhật đã đào một hệ thống công sự bảy tầng để cất giữ vũ khí và vật tư.
     
    Các trận chiến trên cho hòn đảo bé nhỏ chỉ rộng có 21km2 diễn ra trong 36 ngày. Trong thực tế, bức ảnh lịch sử của Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ cắm cờ chiến thắng trên đỉnh núi Suribachi được thực hiện trong những ngày đầu của trận chiến.
     
    2. Trận Berlin
     
    Vào đầu mùa xuân năm 1945, quân đội Liên Xô tiến về phía Berlin, nơi Adolph Hitler đang bị chôn vùi trong đống đổ nát mà hắn ta lập ra. Một động vật bị mắc kẹt có hai lựa chọn – chờ chết hoặc chiến đấu - và Hitler đã chọn thứ hai. Thông qua chiến lược tuyên truyền của Đức quốc xã nhấn mạnh rằng quân đội Liên Xô sẽ tàn phá đất nước, người dân Đức cảm thấy lựa chọn duy nhất của họ là chiến đấu đến chết cùng với đấng lãnh đạo tối cao Hitler.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    Khi quân đội Liên Xô bao vây Berlin, Hitler đã đặt Wehrmacht (lực lượng phòng thủ), Volkssturm (dân quân), Waffen-SS (lực lượng cảnh sát ưu tú), và hàng ngàn thanh niên Hitler (nam tuổi 14-18) vào tình trạng kiên quyết kháng cự dữ dội đến cùng. Tất cả, có 300.000 quân Đức trong khi các lực lượng của Liên Xô lên đến hàng triệu.
     
    Ngày 20 tháng Tư năm 1945, Liên Xô bắt đầu tiến hành pháo kích để làm nhụt chí quân đội Đức. Chỉ một vài ngày sau khi pháo kích bắt đầu, quân đội Xô Viết tiến vào thành phố. Hitler và những kẻ theo hắn tự tử, và trận Berlin chính thức kết thúc vào ngày 2 tháng 5 năm 1945. Tuy nhiên, nỗi lo sợ Liên Xô đã lớn đến nỗi người Đức vẫn tiếp tục chiến đấu với hy vọng phá vỡ cuộc bao vây của Liên Xô để đầu hàng các lực lượng của phương Tây thay vì Liên Xô.
     
    Bên phía Liên Xô thiệt hại là hơn 70.000 người (nhiều người tin rằng con số đó có thể ít hơn bởi các vị tướng Nga không mong muốn chiếm được Berlin trước Hoa Kỳ). Gần 250.000 người Đức đã chết.
     
    1. Trận Singaprore
     
    Khi nói về các trận chiến đẫm máu chiến tranh thế giới thứ II trận, thật khó để rời khỏi mặt trận phía Đông, nơi các cuộc đụng độ của Đức và Liên Xô đã cướp đi sinh mạng của gần 15 triệu quân nhân và ít nhất gấp đôi con số đó là dân thường. Nhưng chúng ta hãy rời khỏi nước Đức và Liên Xô để nhìn vào một trận chiến rất thú vị trong Thế chiến 2 - Trận Singapore.
     

    10-tran-chien-dam-mau-nhat-the-chien-thu-2

     
    Hòn đảo Singapore là tiền đồn của Anh ở khu vực Đông Nam Á, nhưng câu chuyện thực sự bắt đầu với Trung Quốc. Năm 1942, người Nhật bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai khiến các nước Đồng Minh bổ sung thêm lệnh cấm vận thương mại đối với Nhật Bản. Trong khi đó Nhật Bản cần tài nguyên, và nơi tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản là khu vực Đông Nam Á.
     
    Trong năm 1941 (gần đồng thời với thời điểm Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng), Nhật Bản đánh bật Anh ra khỏi Malaya và sau đó tiếp tục tấn công Singapore. Mặc dù ít quân số hơn nhiều (chỉ bằng khoảng một nửa so với đối thủ), nhưng người Nhật có sức mạnh không quân và tình báo quân sự khá tốt. Không may cho quân Đồng Minh, người Anh (và các đồng minh của Úc), tuy đông nhưng khả năng tinh thuệ còn kém.
     
    Với sự trợ giúp của không quân, Nhật Bản đã khai thác lỗ hổng trong hệ thống phòng ngự để xâm nhập hòn đảo và trong đúng 1 tuần – từ 8 đến 15 tháng 2, 1942. Năm ngàn binh sĩ Anh và Úc đã thiệt mạng hoặc bị thương, nhưng con số thương vong thực sự của quân đội Đồng Minh là 80.000 người khi nhiều binh lính bị giam trong các trại tù của Nhật Bản,và phần lớn trong số họ đã không thể trở về nhà. Ngoài ra, sau khi trận chiến kết thúc, người Nhật còn tiến hành tàn sát dã man cộng đồng người Hoa trên đảo.  
     
    Tham khảo: Howstuffwork

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày