Bộ giáp hai màu vàng đỏ của Tony Stark là một trong những bộ đồ được biết tới nhiều nhất trong Vũ trụ điện ảnh Marvel.
Bạn đã được chiêm ngưỡng một vài loại khác nhau trên phim, từ bộ đồ nguyên bản màu xám chắp vá từ chính vũ khí của mình trong Iron Man, tới nguyên một bộ sưu tập áo giáp trong Iron Man 3, cho tới bộ Hulkbuster hủy diệt trong Avengers: Age of Ultron.
Nhưng, đó mới chỉ là một chút xíu bề nổi của những gì bộ giáp của Iron Man có thể làm được trong truyện tranh. Sau cùng, Stark thực sự là một thiên tài, và anh ta đã thiết kế ra những công nghệ cho mọi tình huống có thể.
Và thay mặt cho tay chơi được ưa thích nhất của Marvel, chúng tôi sẽ tổng hợp 12 điều mà có thể bạn chưa biết về bộ giáp của Iron Man.
Mọi bộ giáp đều có các linh kiện cơ bản giống nhau
Mặc dù Stark đã tạo ra một số lượng khổng lồ các bộ giáp khac nhau cho mỗi hoàn cảnh, nhưng có những thứ đều có trên (gần như) mọi bộ giáp. Chúng đều được tạo ra từ những vật liệu siêu bền, mặc dù phần lớn đều không làm từ sắt, hay thậm chí kim loại. Hệ thống bảo vệ khép kín, cung cấp năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau để để phòng trường hợp một nguồn nào đó hỏng hóc.
Hệ thống vũ khí sẽ thay đổi tùy theo chức năng chính của bộ giáp, nhưng hầu như mọi bộ giáp đều có súng repulsor ở tay, cho phép Iron Man có thể bắn ra những tia repulsor từ lòng bàn tay. Các bộ giáp có thể bay, bởi cặp phản lực ở dưới chân, và đều chống được đạn. Chúng cũng được kết nối với hàng loạt các hệ thống liên lạc và radar, và thường kết nối với JARVIS, hệ thống trí tuệ nhân tạo của Tony Stark.
Có ít nhất là 53 bộ giáp
Iron Man liên tục tạo ra những bộ giáp mới, tốt hơn, cũng như những bộ giáp cho mục đích nhất định. Một vài sẽ có những công nghệ mới, hay tạo ra cho những điều kiện khác nhau, bao gồm các bộ giáp Stealth (lén lút), Underwater (dưới nước), Hulkbuster và Space (vũ trụ) trong danh sách này cũng như Arctic (Bắc Cực) và Symbiotic (cộng sinh). Stark hiện giờ đang dừng ở Model 53 trong Earth-616, vũ trụ truyện tranh của Marvel nhưng đó vẫn chưa phải là tất những bộ giáp anh ta từng tạo ra.
Mỗi model đều trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau trước khi tới bản thiết kế cuối cùng, nên mỗi bộ giáp đều có rất nhiều phiên bản. Anh ta cũng tạo ra những bộ giáp cho người khác (như của Pepper Potts chẳng hạn), cũng như tạo ra những bộ suit khác tại các vũ trụ song song khác của Marvel và trong vũ trụ điện ảnh (tại đây đã lên tới Mark 45).
Các bộ giáp không chỉ có màu vàng và đỏ
Mặc dù màu đặc trưng của Iron Man là đỏ và vàng, như rất nhiều siêu anh hùng khác, điều này đã thay đổi. Bộ giáp đầu tiên của anh ta (Model 1) là màu xám, đơn giản bởi nó được làm từ kim loại rã ra từ vũ khí trong hoàn cảnh rất ngặt nghèo. Làm gì có thì giờ cho chuyện trang trí!
Tuy nhiên, kể từ đó, anh đã làm ra các bộ giáp với hàng loạt màu sắc khác nhau. Có màu đỏ và bạc (Silver Centurion Armor), xanh bạc (Artic Armor), và giáp đen tuyền (Stealth Armor). Stark cũng làm ra một bộ giáp toàn một màu vàng. Thông thường, các bộ giáo có màu sắc khác nhau bởi nó có liên quan tới chức năng hay mạch truyện. Lấy ví dụ, bộ giáp màu đen là bộ giáp cho việc “lén lút”. Màu đỏ và vàng rõ ràng không phù hợp với việc lẩn khuất quanh đâu đó.
Cốt truyện gốc cũng thay đổi theo thời gian
Cốt truyện gốc cơ bản nhất của Tony Stark vẫn được giữ nguyên qua nhiều năm. Một kỹ sư thiên tài, sở hữu Stark Industries, một công ty sản xuất vũ khí lập ra bởi cha anh ta. Trong một chuyến đi tới một vùng chiến sự, một vài rắc rối xảy ra, một vụ nổ, và Tony bị bắt cóc bởi kẻ địch và có một mảnh đạn gần tim của mình. Anh tạo ra một thiết bị để giữ những mảnh đạn không đi vào tim, cũng như chế tạo ra một bộ giáp để chạy thoát khỏi những kẻ bắt cóc.
Trong khi những yếu tố chính không thay đổi, các chi tiết thì có. Ban đầu, anh ta chế tạo bộ giáp trong chiến tranh Việt Nam. Sau này thì đã thay đổi (retcon) thành chiến tranh vùng Vịnh, một cuộc xung đột hiện đại hơn. Gần đây nhất (và trên phim ảnh), những bộ giáp và thân phận siêu anh hùng là kết quả từ chiến tranh tại Afghanistan.
Chúng có thể khiến anh ta nâng được 100 tấn
Một trong những đặc điểm của các bộ giáp là nhằm tăng sức mạnh của Tony, nhưng các phiên bản khác nhau sẽ ở các cấp độ khác nhau. Bộ giáp The Extremis Armor là một trong những thứ mạnh mẽ nhất. Được tạo ra khi một vũ khí sinh học xuất hiện trên thế giới, bộ giáp là tổng hợp của các lớp giáp bình thường và những phần bên trong cơ thể làm ra bởi công nghệ nano.
Cùng với những khả năng đặc biệt của phần bên trong cơ thể, Extremis có thể tăng cường sức mạnh của anh ta tới mức có thể nâng được 100 tấn – tương đương với Hulk lúc đang bình tĩnh. Bộ giáp khỏe nhất (về mặt sức mạnh), là Hulkbuster. Được thiết kế để đương đầu với Hulk, khiến cho anh có sức nâng tới 175 tấn.
Pepper Potts cũng có một bộ giáp
Trợ lí điều hành Pepper Potts của Tony Stark đã đi được một chặng đường dài kể từ lần đầu xuất hiện như một tình yêu giản đơn của Iron Man. Trong khi cả hai vẫn đang mặn nồng, Potts cũng đã tự mình trở thành một siêu anh hùng, với cái tên Rescue.
Trong một sự việc tương tự như của Tony, cô đã bị thương nặng, và được tăng cường thể chất để sống sót (chủ yếu làm ra bởi chính Tony). Tony cũng làm cho cô một bộ giáp: Mark 1616. Bộ giáp của cô phục vụ chủ yếu cho việc tìm kiếm và giải cứu cũng như phòng thủ nên nó không có nhiều vũ khí như các bộ giáp của Tony. Tuy nhiên, nó vẫn bao gồm các vũ khí phòng thân và nhiều thiết bị hữu dụng khác.
Anh ta có thể bay ra ngoài vũ trụ
Đa số các bộ giáp của Iron Man chỉ cho phép anh ta bay trong bầu khí quyển trái đất – giống như trên phim ảnh, khi anh nhận ra bộ giáp sẽ ngưng hoạt động khi tới một độ cao nhất định. Tuy nhiên, anh đã tạo ra bộ Space Armor để vượt qua điều này, cho những nhiệm vụ không xảy ra tại Trái Đất.
Sự khác biệt lớn nhất giữa bộ giáp này và những bộ khác là hệ thống hỗ trợ sinh mạng được tăng cường, bền hơn, và hệ thống phản lực mạnh hơn để có thể bay lên vũ trụ nhanh hơn. Bộ giáp này cũng khiến gia nhập Guardians of the Galaxy trong bộ truyện mới Marvel NOW, làm đưa ra những suy đoán rằng anh có thể xuất hiện trong phần tới của bộ phim Guardians of the Galaxy.
Có một bộ giáp lén lút với khả năng holographic
Có hai bộ giáp được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ lén lút, cả hai đều có màu đen tuyền. Đầu tiên là Model 7, được tạo ra sau khi Iron Man bị phát hiện khi tiếp cận một trạm vũ trụ (sử dụng Space Amor). Bộ giáp Stealth không được bền hay mạnh mẽ như hầu hết các bộ giáp khác, và có thể dễ dàng bị phá hủy. Bởi nó không được chế tạo ra để chiến đấu, mà cho mục đích do thám, nó có ít vũ khí nhất trong các bộ giáp. Thay vào đó, nó được trang bị bộ tiêu sóng radar, làm nhiễu ECM, camera cải tiến và các thiết bị cảm ứng, và một bộ làm mát siêu cấp cho phản lực (để hơi nóng không bị phát hiện ra).
Sau này, phiên bản update của bộ giáp (Model 42) đã mạnh mẽ hơn, thêm vào taser, vũ khí không gây ồn, cũng như tính năng holographic và bẻ cong ánh sáng để ngụy trang tốt hơn.
Có một bộ giáp dùng dưới nước (và Wolverine đã trộm mất)
Sự thật là có khá nhiều bộ giáp được thiết kế để sử dụng dưới nước, Model 6 là bộ giáp Hydro nguyên bản của Stark, được thiết kế để vận hành 3 dặm dưới mực nước biển. Bộ giáp có những vũ khí dưới nước đặc biệt, bao gồm ngư lôi mini, tua bin thay thế phản lực, và có thể bắt chước khả năng phòng thủ của loài bạch tuộc (đám mây mực) hay lươn điện. Bộ giáp cũng có một mũ kiểu thợ lặn quanh đầu. Phiên bản sau này được tạo ra (Model 35), nhưng đã bị trộm bởi Wolverine khi anh ta cần đi tới Namor.
Các bộ giáp dưới nước khác bao gồm Model 33, vốn đã tự tấn công Namor, sau khi bị kích hoạt từ xa.
Có những bộ giáp Iron Man ngoài đời thực
Hàng loạt các cosplayer đã tạo ra những phiên bản tuyệt vời của bộ giáp Iron Man, nhưng họ không phải là những người duy nhất đang làm ra những bộ giáp thực sự.
Không có gì ngạc nhiên, quân đội từ lâu đã phát triển những bộ giáp và khung xương trợ lực để phục vụ chiến tranh, và Bộ Quốc Phòng Mỹ đã có một bộ giáp được lên kế hoạch ra mắt vào năm 2018. TALOS (Tactical Light Operator Suit) là một khung xương trợ lực chạy bằng pin được mặc bởi binh sĩ trên chiến trường. Nó tăng cường sức mạnh của họ (nâng được thêm 15kg), chống đạn với giáp thân dạng lỏng, cung cấp oxi, có hệ thống sưởi và làm mát, và máy tính theo kèm. TALOS vẫn đang được phát triển, nhưng rõ ràng nó là thứ thực tế nhất. (Cho dù nó còn chẳng bay được.)
Một bộ giáp còn biến được thành ô tô bay
Sâu trong thâm tâm, Tony Stark vẫn là một dân chơi, và anh đã tạo ra một bộ giáp có thể biến hình thành một chiếc xe thể thao màu đỏ biết bay (cho vui). Model 53, có lúc là một chiếc xe bình thường, có khi lại biến thành xe bay với tua bin repulsor ở gầm.
Chỉ với một nút bấm, chiếc xe sẽ biến thành một bộ giáp Iron Man, với đầy đủ các vũ khí cơ bản. Chiếc xe biến hình xung quanh người lái, với đôi chân thò ra từ phía sau và tay từ phía trước xe. Có lẽ việc này sẽ không làm được nếu có người nữa ngồi trên xe, nhưng chẳng ai biết được. Chiếc xe bị phá hủy khi chiến đấu với Warbringer, và đã không được chế tạo lại bởi Tony nói nó chỉ là thiết kế một lần duy nhất.
Còn có cả một bộ giáp Iron Man Green Lantern
Trong lần hợp tác hiếm hoi giữa DC và Marvel trong bộ truyện Amalgam của họ (một ấn phẩm kết hợp các nhân vật của cả hai vũ trụ), Iron Man đã kết hợp với Green Lantern để tạo ra một nhân vật tên là Iron Lantern. Iron Lantern (hay Hal Stark) sở hữu công ty tàu bay (chứ không phải sản xuất vũ khí) và đang nghiên cứu một phi cơ mới khi nó cất cánh cùng anh ta bên trong, và sau đó đã bị tai nạn đáp xuống một hành tinh lạ.
Vụ tai nạn để lại nhưng mảnh vỡ trong cơ thể anh ta, và anh đã tạo cho mình một nam châm cổ điển và một bộ giáp để sinh tồn, nhưng lại sử dụng các phần từ tàu của người ngoài hành tinh, chứ không phải của anh ta. Bộ giáp Iron Lantern tổng hợp sức mạnh của bộ giáp Iron Man và sức mạnh của Green Lantern: trường lực, thần giao cách cảm, tia plasma, và tạo ra các cấu trúc năng lượng.
Theo Tech Insider.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng