Có bao giờ bạn tự hỏi rằng những lập trình viên ấy họ là ai, bây giờ họ ở đâu và ai là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến giới công nghệ hiện tại.
Các ứng dụng và trò chơi mà bạn đang sử dụng mỗi ngày không tự nhiên xuất hiện, nó được viết bởi những lập trình viên nổi tiếng. Tương tự những nền tảng hệ điều hành, hệ thống phần cứng, các trang web hay toàn bộ thế giới Internet cũng là công sức nghiên cứu trong thời gian dài.
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi rằng những lập trình viên ấy họ là ai, bây giờ họ ở đâu và ai là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến giới công nghệ hiện tại. Sau đây là danh sách 12 lập trình viên nổi tiếng nhất đương đại:
Linus Torvalds - cha đẻ hệ điều hành Linux
Linus Torvalds đã viết ra Linux - hệ điều hành mã nguồn mở tại phòng ký túc Đại học Helsinki (Phần Lan) vào năm 1991. Ngày nay, Linux là lựa chọn hàng đầu cho hệ thống siêu máy tính, các trung tâm dữ liệu (data center), hệ thống máy chủ khắp thế giới và cả những người đam mê công nghệ.
Torvald còn nổi tiếng vì những câu trả lời thắng thắn và sắc xảo. Khi một khán giả dự buổi thuyết trình hỏi hỏi Linus Torvalds rằng thái độ cư xử của ông có làm ảnh hưởng đến cộng động người dùng Linux không, tác giả hệ điều hành mã nguồn mở này đã trả lời: “Tôi không quan tâm đến anh”.
Linus Torvalds
Sir Tim Berners-Lee - người phát minh giao thức HTTP
Sir Tim Berners-Lee chính là người đã phát minh giao thức HTTP, công nghệ đã xây dựng nên toàn bộ thế giới Internet World Wide Web. Ông cũng là lập trình viên duy nhất trong danh sách này được phong tước Hiệp sỹ từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Hiện nay, Berners-Lee là giám đốc dự án Internet giá rẻ - dự án phi lợi nhuận được hỗ trợ từ những người khổng lồ công nghệ như Google, Facebook, Microsoft… với mục đích mang Internet tốc độ cao đến với tất cả mọi người trên toàn thế giới
Sir Tim Berners-Lee
Donald Knuth - chuyên gia thuật toán
Donald Knuth còn được mệnh danh là “cha đẻ của phân tích thuật toán” nhờ những công trình khoa học máy tính của ông. Bạn hãy nhớ rằng tất cả mọi thứ từ thuật toán News Feed của Facebook đến gợi ý mua hàng trên website thương mại điện tử Amazon đều bắt đầu từ những công trình phân tích toán học của ông.
Hiện tại dù đã gần 80 tuổi, vị giáo sư tại Đại học Stanford (Mỹ) này vẫn đang miệt mài hoàn thiện công trình “The Art of Computer Programming”.
Donald Knuth
Brenden Eich - phát minh JavaScript
Brenden Eich đã phát minh ra JavaScript - một tiêu chuẩn trong phát triển ứng dụng web hiện tại. Tuy nhiên thời gian gần đây ông đã gặp phải một số scandal rắc rối trong công việc: sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Mozilla, công ty phát triển Firefox, người ta đã phát hiện rằng Brenden Eich từng ủng hộ cho một tổ chức phản đối hôn nhân đồng giới. Cuối cùng ông đã phải từ chức sau khi phải đối mặt với quá nhiều chỉ trích từ cộng đồng.
Brenden Eich
Solomon Hykes - tác giả của Docker
Solomon Hykes là tác giả của Docker - một nền tảng mở được các lập trình viên vô cùng yêu thích vì nó cho phép họ viết code một lần và chạy ở bất kỳ đâu (trên máy tính, máy ảo VM hay cả cloud). Docker khởi đầu chỉ là một dự án nhỏ hỗ trợ cho công ty dotCloud nhưng đã đạt được nhiều thành công to lớn và được tiếp tục phát triển sau khi dự án chính kết thúc. Theo nhiều nguồn tin, Docker đang được định giá tới 1 tỷ USD.
Solomon Hykes
Mark Zuckerberg - Facebook
Đa số chúng ta đều biết Mark Zuckerberg là CEO của Facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nhưng trước khi trở thành tỷ phú công nghệ như này hôm nay, Mark Zuckerberg cũng từ là một coder "đầu to mắt cận" khi gõ những dòng code đầu tiên của Facebook trong phòng ký túc xá của Đại học Havard.
Ngày nay, slogan nổi tiếng của Facebook “tiến nhanh và phá vỡ mọi thứ" (move fast and break things) đã thúc đẩy sự phát triển startup trên toàn thế giới.
Mark Zuckerberg
David Heinemeier Hansson - Ruby on Rails
Lập trình viên David Heinemeier Hansson là tác giả của Ruby on Rails - khung lập trình web vô cùng nổi tiếng và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Ngôn ngữ lập trình mới mẻ này đã giúp Hansson giành danh hiệu “Hacker của năm 2005" từ Google. Bên cạnh những dòng code, Hansson còn có niềm đam mê cháy bỏng với môn đua xe tốc độ.
David Heinemeier Hansson
Richard Stallman
Richard Stallman là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh cho phần mềm miễn phí từ những năm 1980. Ông cũng được xem là "cha đẻ" của khái niệm "copyleft" - luật bản quyền có thể áp dụng để bảo đảm phần mềm luôn được công khai. Khái niệm này đã làm nên sự thành công của xu hướng phần mềm mã nguồn mở như Docker, Linux, Hadoop, Spark và rất nhiều nền tảng, ngôn ngữ lập trình khác ngày hôm nay
Richard Stallman
Bram Cohen - BitTorrent
Năm 2001, Bram Cohen đã phát minh ra giao thức BitTorrent. Đây là phương thức download mới cho phép người dùng tải về nhanh và thuận tiện hơn bằng cách chia một file lớn thành một nhóm các file nhỏ hơn để tải đồng thời.
Hiện nay, BitTorrent vô cùng phổ biến với hơn 250 triệu người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc tải dữ liệu ẩn danh của BitTorrent bị cho là đã vi phạm bản quyền game, phim ảnh và nhạc.
James Gosling - Java
James Gosling là người phát minh ra Java, ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Ông bắt đầu phát triển Java khi còn là lập trình viên tại Sun Microsystems (một công ty tiên phong về công nghệ đã được Oracle mua lại năm 2010). Sau thương vụ này, James Gosling đã rời Sun Microsystems và liên tục chỉ trích Oracle.
Hiện nay, ông đang làm việc tại dự án startup Liquid Robotics sau một khoảng thời gian ngắn trải nghiệm tại Google.
James Gosling
Bjarne Stroustrup - C
Dựa trên nền tảng ngôn ngữ C của Dennis Ritchie, nhà khoa học máy tính Bjarne Stroustrup đã bổ sung các tính năng mới mẻ và phát minh ra ngôn ngữ C vào năm 1978. Hiện tại, Stroustup đang vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc tại đại học Texas A&M, Đại học Columbia và hãng tài chính Morgan Stanley.
Bjarne Stroustrup
John Carmack - game Doom
John Carmack, đồng sáng lập id Software và nổi tiếng với tựa game Doom ra mắt năm 1993 (hẳn rất nhiều người trong chúng ta đã từng chơi tựa game này). Hiện tại ông đang giữ vai trò giám đốc công nghệ thực tế ảo Oculus VR tại Facebook
John Carmack
Tham khảo: yahoo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng