12 loài vật hoang dã đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng, biến mất hoàn toàn khỏi Trái Đất
Sau tê giác trắng, rất có thể sẽ có thêm nhiều loài nữa bị xóa sổ, nếu con người không có ý thức bảo vệ chúng từ bây giờ.
Gần đây, thông tin về Sudan, cá thể tê giác trắng cuối cùng trên Trái Đất vừa chết đã khiến nhiều người thương xót. Được coi là niềm hy vọng mong manh của loài tê giác trắng, thế nhưng thật không may, Sudan đã không thể sống sót ở tuổi 45, do đã già và hàng loạt bệnh nhiễm trùng.
Tuy nhiên, thật may mắn khi các nhà khoa học đã có thể thu thập mẫu gien của tê giác trắng, và sau Sudan vẫn còn có 2 tê giác con nữa, vậy nên loài này vào một ngày nào đó, vẫn còn có thể phục hồi được.
Thế nhưng ngoài thế giới hoang dã, cũng có rất nhiều loài vật đang gặp nguy hiểm trầm trọng giống tê giác trắng, thậm chí đang sắp bước đến bờ vực tuyệt chủng. Dưới đây là 12 loài vật tiêu biểu, mà con người nên bắt đầu dốc sức bảo vệ từ bây giờ, nếu không muốn chúng bị xóa sổ khỏi Trái Đất mãi mãi:
Báo Amur, loài động vật họ mèo đến từ vùng Viễn Đông Nga
Báo Amur, hay còn được biết đến là báo Viễn Đông, Beo Mãn Châu, báo Hàn Quốc, hiện đang gần như bị tuyệt chủng. Ghi nhận cho thấy chỉ còn khoảng 60 cá thể vào năm 2015. Tất cả đều sống tại vườn quốc gia tại Nga. Loài vật này có thể chạy với tốc độ 60 km/h và nhảy cao tới gần 6 m so với mặt đất.
Đười ươi Borneo
Trong khoảng 60 năm qua, số lượng cá thể loài đười ươi có vóc dáng vô cùng đặc biệt này, đã giảm tới 50%. Sinh sống trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Châu Á, đười ươi Borneo có khuôn mặt to và bộ râu ngắn hơn nhiều so với các anh em họ khác của mình.
Có tất cả 3 nhánh của loài vượn Borneo, bao gồm nhánh sống ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và trung tâm. Phân loài lớn nhất sống ở giữa đảo, có số lượng 35.000 con. Bị đe dọa lớn nhất là nhánh sống ở khu vực Đông Bắc, do môi trường sống bị tàn phá bởi nạn khai thác gỗ và săn bắn, nên đến nay chỉ còn khoảng 1.500 con.
Các nhà khoa học dự tính, đến năm 2025, số lượng đười ươi Borneo sẽ giảm tiếp thêm 22%, chỉ còn 47.000 con.
Khỉ đột núi (mountain gorillas)
Hiện số lượng cá thể loại khỉ đột này chỉ còn khoảng dưới 900. Các nhà hoạt động vì động vật đang ngày ngày cố gắng để duy trì con số này. Theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi, mối đe dọa lớn nhất đối với khỉ đột núi chính là do chiến tranh, sự xâm lấn của con người và thoái hóa rừng.
Hiện khỉ đột núi đang sinh sống chính tại 3 nước và 4 công viên quốc gia, như vườn quốc giá Bwindi ở Uganda và vườn quốc gia Virunga ở Congo.
Sao la, hay còn được biết đến với cái tên "kỳ lân Châu Á"
Sinh sống tại vùng núi của Việt Nam và Lào, sao la có vẻ ngoài giống với linh dương và bò rừng bison, thuộc họ động vật nhai lại. Theo Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã thế giới, loài sinh vật bí ẩn này rất khó để bắt gặp, các nhà khoa học chỉ ghi nhận thấy 4 lần gặp được nó ngoài hoang dã. Hiện vẫn chưa có số liệu chính thức về số lượng cá thể còn lại là bao nhiêu.
Đồi mồi (hawksbill turtles)
Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới trên toàn thế giới, rùa đồi mồi đang gặp nguy hiểm dẫn đến tuyệt chủng, do chính con người hay săn bắn chúng để lấy mai rùa.
Trong hơn 1 thế kỷ vừa qua, số lượng loài này đã giảm tới 80%, mặc dù đã có không ít nỗ lực của các tổ chức, thành lập công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng hiện nay, con người vẫn tiêu thụ trứng của chúng để làm thức ăn, giết chúng để lấy thịt và mai rùa.
Hổ Hoa Nam (South China tiger)
Hiện chỉ còn khoảng 100 con Hổ Hoa Nam trên thế giới, trong khi đó, vào năm 1950, con số này là 4.000. Mặc dù Trung Quốc đã có những động thái ngăn cấm việc săn bắn loài này, số lượng của chúng vẫn ngày càng giảm mạnh.
Cá heo không vây Trường Giang (Yangtze finless porpoise)
Với vẻ ngoài đặc biệt "nhẵn nhụi" và trí thông minh vượt bậc, loài cá heo đến từ khu vực sông Trường Giang này có họ hàng gần gũi với loài cá heo Baji. Hiện nay chỉ còn khoảng từ 1.800 cho đến 2.000 cá thể.
Voi Sumatra
Loài vật có cân nặng lên tới 5 tấn, vào năm 2012 đã được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF liệt vào danh sách đỏ, do môi trường sống của chúng bị phá hủy nghiêm trọng. Hiện chỉ còn khoảng 2.400 đến 2.800 con còn sống.
Tê tê vàng (tê tê Trung Quốc)
Tê tê vàng hay bị giết để ăn thịt. Sống ở những khu vực tại Trung Quốc và Châu Á, như chân núi Himalaya của Nepal và các vùng phía Bắc Ấn Độ. Hiện đang được liệt kê vào danh sách đỏ.
Theo CNN, chúng bị săn bắt và buôn lậu một cách nghiêm trọng, mỗi năm có khoảng 100.000 cá thể bị giết!
Kền kền Bengal
Số lượng loài kền kền này đã bị suy giảm một cách thảm khốc trong suốt nhiều năm. Số liệu của Mother Nature Network cho thấy, 99,9% số lượng kền kền Bengal đã biến mất từ những năm 1980. Đây được coi là một trong những loài chim nhanh nhất thế giới.
Cá sấu Philippines
Theo Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, hiện chỉ còn dưới 200 cá thế Cá sấu Philippines còn sống trong môi trường hoang dã. Chúng thường bị mất mạng do mắc vào các thiết bị đánh cá hoặc do con người hủy hoại môi trường.
Cá heo California
Theo WWF, loài động vật siêu hiếm này đã được phát hiện lần đầu vào năm 1958. Tương tự như cá sấu Philippines, chúng cũng hay bị mắc vào các dụng cụ đánh cá tại vịnh California, khiến chúng bị thương và qua đời. Ngoài ra, môi trường bị phá hủy, biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại của cá heo California.
Hơn bao giờ hết, con người nên thực sự hành động ngay từ bây giờ, không chỉ để bảo vệ chính mình, mà còn là cả Trái Đất và những sinh vật vô tội ngoài thiên nhiên.
Tham khảo Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng