Có những bức ảnh lịch sử mang đậm giá trị của thời đại. Tuy nhiên đằng sau đó là những câu chuyện buồn và kinh hoàng mà mãi về sau, người ta mới dám kể lại cho hậu thế...
Lịch sử là một phần không thể xóa bỏ của quá khứ, dù đó là niềm vui hay nỗi buồn của cả thế kỷ. Gợi lên những nỗi buồn là điều không ai mong muốn nhưng nhờ có nó, một phần cuộc sống mới được phơi bày ra trước mặt và chúng ta hiểu được để có được cuộc sống như bây giờ, những người đi trước đã phải đánh đổi điều gì trong quá khứ.
Đằng sau mỗi khung hình đen trắng là câu chuyện muôn màu sắc; những sắc trầm âm u, đen tối và gợi một khoảng buồn mênh mang cho người xem.
Bức ảnh được chụp vào năm 1916, trong chiến tranh thế giới thứ nhất với hình ảnh một người lính trong chiến hào, trận đánh Courcelette, Pháp. Ánh mắt của anh ta như khắc họa sự khốc liệt và kinh hoàng của chiến tranh.
Nếu nhìn qua, bạn có thể nghĩ đây là một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Trên thực tế, nó là một đầu máy hơi nước R’lyehian của Đức.
Thiếu tướng Horatio Gordon Robley từng là một người lính Anh và là một nghệ sĩ tham gia chiến tranh New Zealand vào những năm 1860. Ông có niềm yêu thích với ngành nhân chủng học cũng như nghệ thuật xăm hình. Horatio đã cho xuất bản cuốn sách nghệ thuật xăm hình của người Maori vào năm 1896. Sau khi trở về Anh, ông đã làm ra bộ sưu tập mokomokai (những chiếc đầu xăm hình của người Maori). Năm 1908, ông muốn bán nó cho chính phủ New Zealand với giá 1,000 bảng nhưng họ đã không đồng ý. Về sau, bảo tàng lịch sử tự nhiên New York đã mua nó với giá 1,250 bảng.
Một bức ảnh vô danh trên Internet nhưng cũng khiến người xem không khỏi rùng mình.
Thomas Shipp và Abram Smith là 2 người Mỹ gốc Phi bị người dân treo cổ vào 7/8/1930 tại Mariona, Indiana, Mỹ. Họ bị nghi là những kẻ ăn trộm, giết người và hiếp dâm. Vào thời điểm này, tình trạng phân biệt với người nô lệ da đen vẫn còn rất mạnh mẽ tại Mỹ khiến những vụ việc thương tâm như vậy xảy ra nhiều trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là các bang miền Nam.
Bức ảnh được chụp trong một bữa tiệc của hội Illuminati - một hội kín nổi tiếng tại Mỹ, được cho rằng có liên quan tới hội Tam Điểm. Bữa tiệc được chủ trì bởi gia tộc Rothschild vào năm 1972.
Những bức ảnh được chụp vào năm 1984 của cô gái trẻ Shari Miller. Cô đã bị William Richard Bradford đưa đến một sa mạc tại Los Angeles và lừa rằng, hắn sẽ giúp cô chụp những bức hình để có thể trở thành người mẫu. Tuy nhiên, Bradford sau đó đã bóp cổ cô tới chết. Kẻ sát nhân này sau đó còn giết một cô gái 15 tuổi,Tracey Campbell với hình thức tương tự và vứt xác cô ngay tại hiện trường.
Vào ngày 20/7/2014, Collette Moreno, 26 tuổi đã thiệt mạng 5 tuần trước ngày đám cưới, để lại đứa con nhỏ 5 tuổi không có mẹ. Cô qua đời trong vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 5 Missouri cùng người bạn thân của mình Ashley Theobald do một chiếc xe tải đi phía trước xả khói ra khiến Collette mắc chứng hen suyễn. Khi Ashley muốn vượt lên trước, vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. 8 phút trước vụ tai nạn xảy ra, Ashley đã cùng Collette chụp bức ảnh tự sướng này.
Bức hình đăng tải trên tờ New York Post ghi lại khoảnh khắc người đàn ông Ki-Suk Han đang cố gắng thoát khỏi đường tàu khi bị rơi xuống. Tuy nhiên, người đàn ông này đã thiệt mạng sau đó. Điều khiến nhiều người phẫn nộ là việc báo chí đăng bức hình thảm khốc như vậy lên trang bìa và gây lên nhiều tranh cãi về nhiếp ảnh sau này.
Vụ thảm sát tại Rwanda vào năm 1994. Chỉ trong hơn 3 tháng, kể từ 7/4/1993 đến giữa tháng 7, ước tính có khoảng 500,000 đến 1 triệu người Rwanda đã bị giết chết. Con số này vào khoảng 70% người Tutsi và 20% dân số Rwanda lúc bấy giờ.
Trong cuộc chiến tại Iraq bắt đầu từ năm 2003, cảnh sát và CIA Mỹ đã tiến hành nhiều biện pháp tra tấn tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib, Iraq. Các hình thức tra tấn bao gồm đánh đập, hãm hiếp, tra tấn tinh thần và cả giết người. Phải mãi tới năm 2004, khi những bức hình được công bố, người ta mới biết quy mô của nó ra sao. Trong bức hình là một người bị gắn dây điện. Nếu anh ta rơi xuống khỏi cái hộp thì sẽ bị chích điện tới chết.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh cô gái Mademoiselle Blanche Monnier bị mẹ đẻ nhốt trong suốt 25 năm và được cảnh sát giải cứu vào 23/5/1901 tại Paris, Pháp.
Vào ngày 18/11/1978, vụ "thảm sát" Jonestown đã xảy ra khi hơn 900 người của một giáo phái tại Mỹ có tên là "Peoples Temple" đã chết trong một vụ tự sát tập thể, được khởi xướng và chỉ đạo bởi trưởng nhóm, ông Jim Jones.
Theo Kenh14/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng