19 năm kinh nghiệm thất bại thảm hại trước người mới có 4 năm kinh nghiệm biết sử dụng AI: Bài học "xương máu"
Gần đây, một câu chuyện được người dùng chia sẻ trên Twitter đã tạo ra các cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng mạng.
- Ra mắt hoành tráng nhưng công nghệ AI mới của Apple hóa ra lại gặp phải rất nhiều chông gai
- Mối nguy tiềm ẩn do lạm dụng AI
- WWDC24 ai cũng nói về Apple Intelligence, nhưng Private Cloud Compute mới chính là thành tựu kỹ thuật khó tin mà Apple đã làm được
- Cơn đau đầu của Apple: Hợp tác với OpenAI ra mắt tính năng AI mới tích hợp vào iPhone nhưng ChatGPT lại bị cấm tại Trung Quốc
- Lộ diện mô hình AI mạnh hơn GPT-4o và Gemini 1.5 Pro
Một lập trình viên có 19 năm kinh nghiệm lập trình đã thất bại thảm hại trong cuộc phỏng vấn trước một người mới chỉ có 4 năm kinh nghiệm nhưng sử dụng tốt Copilot và GPT-4. Người này đã bị từ chối vì anh ta không sẵn lòng sử dụng các công cụ phụ trợ, trong khi người 4 năm kinh nghiệp dễ dàng được tuyển dụng.
Bài đăng trên Twitter viết:
"Hai tuần trước, tôi đang giám sát một dự án. Chúng tôi đã thuê hai lập trình viên để tạo ra một MVP (Minimum Viable Product, tạm dịch là sản phẩm có thể sử dụng tối thiểu).
Alex đến từ Đức. anh ấy có 19 năm kinh nghiệm lập trình. Và Hamid đến từ Pakistan, anh ta có thể lập trình, sử dụng Copilot, GPT-4 và anh ấy mới chỉ có 4 năm kinh nghiệm.
Cả hai lập trình viên đều nhận được cùng một đề bài".
Kết quả là, Alex lựa chọn phương pháp truyền thống là tự code 100% trong khi Hamid tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ lập trình dựa trên AI như Copilot, GPT-4, Bubble và Cloudflare Workers. Kết quả là Hamid đã hoàn thành 95% khối lượng công việc chỉ trong vòng 1 tuần với chi phí bỏ ra là 370 USD trong khi Alex chỉ mới hoàn thành 7% với chi phí dự kiến lên đến 55.020 USD.
Người đăng bài cho rằng: "Bởi vì Alex chỉ muốn tự lập trình và không tin tưởng vào no-code/AI nên anh ấy đã bị loại...Công ty của bạn tôi có hơn 100 lập trình viên như Alex, và bây giờ anh ấy có kế hoạch đào tạo lại hoặc thay thế họ bằng những lập trình viên như Hamid...
Tôi nghĩ rằng trong 5 năm nữa những người như Hamid vẫn sẽ có nhiều cơ hội làm việc, trong khi những người như Alex có thể sẽ cần tìm những công việc hoặc nghề nghiệp khác. Bạn nghĩ sao?".
Một chuyên gia ở Tencent đưa ra quan điểm:
"Về câu chuyện ở trên, với tư cách là một lập trình viên và kiến trúc sư cấp cao, tôi có quan điểm như sau.
Trước hết, tôi nghĩ điều chúng ta cần hiểu là bản chất của việc lập trình, tức là giải quyết vấn đề. Cho dù bạn tự code hay sử dụng các công cụ như Copilot và GPT-4, điều quan trọng nhất là có thể giải quyết vấn đề một cách năng suất và hiệu quả. Những tiến bộ trong các công cụ và khung lập trình, các công cụ AI như Copilot và GPT-4, thực sự được thiết kế để giúp việc lập trình trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúng có thể giúp các lập trình viên giảm bớt các quy trình lặp đi lặp lại máy móc, chẳng hạn như viết các đoạn mã thông thường hoặc thực hiện kiểm tra lỗi định kỳ. Bằng cách này, các lập trình viên có thể tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề thực tế hơn là đi vào chi tiết viết mã.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những công cụ này sẽ hoặc nên thay thế hoàn toàn các lập trình viên. Giá trị của các lập trình viên không chỉ là họ có thể code mà còn là họ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp và họ có thể cung cấp các giải pháp hiệu quả như thế nào.
Các công cụ chỉ có thể giúp chúng ta giải quyết một số vấn đề mang tính quy luật, nhưng đối với những vấn đề mới và phức tạp, thì tư duy đổi mới và hiểu biết sâu sắc của người lập trình cũng là điều cần thiết. Vì vậy, tôi tin rằng những lập trình viên có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau một cách linh hoạt nhưng đồng thời hiểu sâu sắc vấn đề và đưa ra các giải pháp sáng tạo mới là những lập trình viên thực sự có giá trị.
Đối với một lập trình viên có 19 năm kinh nghiệm code, tôi nghĩ kinh nghiệm và chuyên môn của anh ấy là vô giá. Anh ta có thể có hiểu biết sâu sắc hơn và kinh nghiệm phong phú hơn về một số khía cạnh, chẳng hạn như kiến trúc hệ thống, tối ưu hóa hiệu suất, v.v., so với những lập trình viên mới vào nghề chỉ dựa vào các công cụ hỗ trợ.
Tuy nhiên, anh ta cũng cần nhận ra rằng các công cụ và kỹ thuật lập trình không ngừng được cải tiến và anh ta cần thích ứng với sự tiến bộ này hơn là chống lại nó. Anh ta cần hiểu và chấp nhận thực tế rằng một số công việc có thể được thực hiện bằng công cụ, để anh ta có thể tập trung hơn vào những lĩnh vực thực sự đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của mình.
Đối với một lập trình viên mới vào nghề với 4 năm kinh nghiệm, tôi nghĩ anh ấy thể hiện rõ những phẩm chất mà một lập trình viên hiện đại cần có: học hỏi nhanh các công nghệ mới, áp dụng linh hoạt các công cụ khác nhau nhưng đồng thời có thể hiểu sâu vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Đây là sự cân bằng tốt và là điều mà tôi nghĩ tất cả các lập trình viên nên phấn đấu đạt được.
Nói chung, lập trình không chỉ là code mà còn là giải quyết vấn đề. Các công cụ có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề hiệu quả hơn nhưng chúng không thể thay thế được tư duy giải quyết vấn đề của chúng ta. Chỉ những lập trình viên có thể tận dụng tối đa các công cụ nhưng đồng thời cung cấp các giải pháp sáng tạo và hiệu quả mới là những lập trình viên thực sự có giá trị.
Một ý kiến khác cho rằng:
Những lập trình viên có kinh nghiệm sẽ có thêm nhiều cơ hội và tiến bộ mới sau khi thành thạo các công cụ AI, vì anh ta có thể đánh giá xem mã AI có chính xác hay không và cũng có thể tìm ra những sai sót trong tính bảo mật của mã hiện tại. Ở giai đoạn này, các công cụ AI vẫn là lập trình phụ trợ và chúng vẫn cần có sự giám sát của con người. Nói cách khác, trước đây 1 lập trình viên có kinh nghiệm có năng lực bằng 3 lập trình viên bình thường, nhưng bây giờ lập trình viên có kinh nghiệm AI có thể tương đương với 10 lập trình viên bình thường. Chúng ta nên cố gắng trở thành những lập trình viên giàu kinh nghiệm, đồng thời tận dụng tối đa khả năng của AI trong quá trình phát triển mỗi ngày để nâng cao hiệu quả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng