2 điều cần làm để giảm thiểu thiệt hại khi lâm vào trường hợp "mua iPhone, mở hộp ra đá cục"?

    NPQM,  

    Một trong những vụ việc đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận trong thời gian gần đây, đặt ra nhiều câu hỏi và ý kiến trái chiều chưa được giải đáp hết.

    Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sự phát triển nhanh đến chóng mặt của khoa học và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực smartphone, với tần suất từ ít đến nhiều, dù chỉ 1 lần 1 năm hay 1 tháng ra mắt vài sản phẩm với cải tiến, nâng cấp mới là điều hết sức bình thường và tự nhiên. Trong số đó phải kể đến Apple, những thiết bị được chắp tay bởi công ty công nghệ xứ Cupertino luôn được khách hàng chào đón rất nồng nhiệt dù giá có cao đến như nào, đơn giản cũng vì nhiều nét thiết kế đột phá giúp chiếm nhiều cảm tình của người dùng ở cả phần cứng cũng như phần mềm.

    Tuy nhiên, điều này cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi khi vô tình tiếp tay cho nhiều động thái gian dối khách hàng, đặc biệt là đối với những mẫu thiết bị mới ra mắt còn mang giá trị kinh tế cao trên thị trường. Bằng chứng là chỉ vừa cách đây hơn 1 tuần thôi đã xảy ra vụ việc gây xôn xao dư luận và cộng đồng mạng lẫn các tín đồ công nghệ, khi khách hàng tại chi nhánh Thế Giới Di Động Yên Bái chọn mua một chiếc iPhone 6S Plus nguyên seal trị giá hơn 20 triệu đồng, nhưng khi mở ra chỉ thấy toàn đá cục bên trong.

    Nghiêm trọng hơn, sau khi thống nhất với bộ phận quản lý rằng sẽ được bồi thường ngay lập tức bằng một chiếc 6S Plus vàng hồng khác, thì thật không thể tin nổi, câu trả lời mà người khách đó nhận được khi mở chiếc hộp mới cứng thứ 2 ra vẫn chỉ là những hòn đá, chỉ có phụ kiện, chứ điện thoại thì không thấy tăm hơi đâu. Dựa vào video được ghi lại, có vẻ như toàn bộ những hộp iPhone cùng lô hàng đều chịu chung số phận tương tự. Hiện tại, Thế Giới Di Động đã và đang gấp rút chỉ thị tiến hành xác minh và điều tra toàn bộ vụ việc. Nhiều ý kiến cho rằng sản phẩm đã bị đánh tráo ngay từ khâu vận chuyển thiết bị từ nơi cung cấp, phân phối sản phẩm đến chi nhánh của TGDĐ.

    Vậy phải làm thế nào để có thể tránh lâm vào trường hợp hi hữu dở khóc dở cười như thế này? Hay nói cách khác, có thể áp dụng những biện pháp nào để đảm bảo được sự công minh cho bản thân trên danh nghĩa là một khách hàng, tránh phải chịu thiệt thòi không đáng có về sau?


    1. Trực tiếp: Mua ở cửa hàng, bóc tem ngay tại trận

      "Trăm nghe không bằng một thấy”. Bạn cảm thấy nóng lòng và háo hức vì sắp được sở hữu, cầm trên tay một chiếc điện thoại thuộc vào dòng cao cấp trên thị trường di động của toàn thế giới - đó là điều hoàn toàn dễ hiểu đối với bất kỳ ai. Vì vậy, chẳng có gì là sai nếu tự tay mình bóc hộp ngay tại trận để được trải nghiệm cảm giác cầm thiết bị trên tay cùng mùi máy mới mà ai cũng mong muốn được cảm nhận.

      Mở hộp iPhone ra đá cục

      Hơn nữa, việc này còn giúp cho bạn phòng ngừa được rất nhiều trường hợp không đáng có xảy ra về sau. Nếu chẳng may vớ phải một chiếc… hộp đựng đá như bên trên, bạn sẽ ngay lập tức có bằng chứng “3 mặt 1 lời” để phản hồi lại với cửa hàng về vụ việc. Từ đó sẽ dẫn đến các phương án như được hoàn lại tất cả tiền mặt giao dịch, hoặc đổi trả lại một chiếc máy mới cứng tương tự. Ngoài ra, trong trường hợp may mắn hơn, không mua nhầm đá, hãy sử dụng cơ hội đó mà nán lại ở cửa hàng một chút, test qua những chức năng chính yếu trên máy như nghe, gọi, hiển thị, kết nối mạng… để xem có vấn đề gì không. Nếu có, bạn cũng sẽ được phép 1 đổi 1 sòng phẳng do lỗi thiết bị.


      2. Gián tiếp: Chuẩn bị sẵn mọi phương pháp ứng phó tại nhà

      Phương án trước chỉ áp dụng khi bạn sáng suốt quyết định mở hộp ngay tại cửa hàng, vậy nhỡ đâu bạn có việc gấp không thể đi nhận tận tay trực tiếp được mà phải nhờ vận chuyển đến nhà, hoặc kể cả tự mình mua nhưng vì một lý do nào đó lại không có thời gian test tại nơi mua hàng thì sao?

      Trước hết, hãy chuẩn bị một công cụ, thiết bị ghi hình, quay video lại toàn bộ quá trình cả trước, trong và sau khi mở hộp. Hãy đảm bảo hình ảnh lên video phải đủ rõ nét để xem thông tin sản phẩm, quay cận cảnh những giấy tờ, thông tin về địa điểm nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn mua hàng để chứng minh rằng đó chính xác là sản phẩm vừa được bán ra và mang về từ cửa hàng đó. Như vậy, bạn sẽ hoàn toàn đảm bảo được quyền lợi và sự công bằng cho mình, tránh xảy ra việc táy máy nhanh nhảu rồi bỏ sót bằng chứng, để rồi sau này không được công nhận và bồi thường.

      Nhìn vào tình huống cụ thể, nếu trong hộp không có điện thoại mà chỉ… toàn là đá, hãy tiếp tục ghi lại toàn bộ quá trình đó, thu thập mọi giấy tờ liên quan, giữ nguyên hiện trạng hoặc có thể đóng tạm hộp lại, nhưng không được nôn nóng cố mở tung ra tìm kiếm làm bừa bãi hơn, chắc chắn sẽ gây không ít khó dễ cho bạn nếu muốn được hoàn lại tiền. Sau đó, ngay lập tức liên hệ với bộ phận dịch vụ phụ trách khách hàng và sản phẩm tại chính cửa hàng đó để tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc một cách công khai, minh bạch nhất. Chính những hình ảnh bạn ghi lại sẽ được lấy làm cơ sở để đối chiếu và xác minh vụ việc.


      Nhìn lại vụ việc hi hữu xảy ra những ngày trước, có lẽ giờ đây chúng ta sẽ thật sự cần phải cảnh giác hơn mỗi khi quyết định sắm cho mình một thiết bị di động mới, đặc biệt là những sản phẩm cao cấp có giá trị lớn về tiền mặt. Do đó, nếu không muốn ngậm ngùi “ôm trái đắng” hay ngửa mặt lên trời than trách số phận, hãy cứ mạnh dạn làm theo những cách trên, chắc chắn cộng đồng người tiêu dùng công nghệ sẽ không bao giờ phải chịu thiệt thòi đáng tiếc.

      Tin cùng chuyên mục
      Xem theo ngày