Ăn chất béo sẽ không làm bạn béo, nhưng nếu ăn quá nhiều đường thì có.
Ăn chất béo thì sẽ béo, đó vốn là suy nghĩ thông thường của rất nhiều người. Nhưng 20 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy suy nghĩ đó là sai lầm, thậm chí gây nguy hiểm.
"Có một điều chúng ta biết về chất béo", giáo sư Aaron Carroll tại Trường Y khoa Đại học Indiana cho biết. "Tiêu thụ chất béo không gây tăng cân. Ngược lại, nó có thể giúp chúng ta giảm được vài pound trọng lượng".
Điều đó có nghĩa là các loại thực phẩm như trái bơ, cá hồi, và các loại hạt nên có trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nếu bạn đang kiêng tuyệt đối các thực phẩm này, trong một chế độ tẩy chay chất béo kiểu những năm 1990, đã đến lúc đưa chúng trở lại.
20 năm nghiên cứu đã kết luận: Chất béo không khiến cho bạn béo
Khoa học đã đưa ra bằng chứng, trong các nghiên cứu so sánh hai nhóm người ăn kiêng: một ăn ít carbohydrate nhưng nhiều chất béo, và một ăn ít chất béo nhưng nhiều carbohydrate. Saui một thời gian dài theo dõi, các nghiên cứu này chỉ ra những người ăn ít béo không hề giảm cân, hoặc đạt được bất cứ lợi ích sức khỏe nào từ chế độ ăn của họ.
Ngược lại, những người ăn chế độ ăn giàu chất béo nhưng ít carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và cơm có xu hướng giảm cân và đạt được lợi ích sức khỏe.
Đối với các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, những phát hiện này cho thấy kẻ thù gây tăng cân cho chúng ta không phải là chất béo, mà đó là đường phụ gia cũng như carbohydrate tinh chế.
Ăn ít chất béo không giúp bạn gầy đi
Một nghiên cứu lớn được công bố vào tháng 8 năm nay trên tạp chí The Lancet. Trong đó, các nhà khoa học đã so sánh hơn 135.000 người ở 18 quốc gia, một nửa trong số họ ăn low-carb và nửa còn lại ăn kiêng chất béo.
Kết quả là những ai đang tuân theo chế độ ăn kiêng chất béo phải đối mặt với nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân cao hơn. Họ cũng nhiều khả năng bị bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim.
Ngược lại, những người có chế độ ăn ít carbohydrate có nguy cơ thấp hơn đáng kể cho cả hai tình trạng sức khỏe này. Các nhà nghiên cứu viết: "Hướng dẫn chế độ ăn kiêng trên toàn cầu nên được xem xét lại dựa trên những phát hiện mới”.
Một số nghiên cứu gần đây khác trên những người dân ăn ít chất béo cũng cho kết quả tương tự. Trong đó có một thử nghiệm đã kéo dài 8 năm trên gần 50.000 phụ nữ. Một nửa trong số những phụ nữ này ăn kiêng ít chất béo.
Nhưng các nhà khoa học không tìm ra bất cứ sự suy giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đại trực tràng hoặc bệnh tim nào ở họ. Thêm vào đó, những người phụ nữ ăn ít béo cũng không giảm cân.
“Cuối cùng là gì? Những bằng chứng ủng hộ chế độ ăn ít béo là rất mong manh, trong khi bằng chứng về lợi ích của một số chất béo nhất định thì đang tăng lên”, giáo sư Carroll viết.
Cơ thể cần chất béo để hoạt động
Vai trò của cholesterol, một loại chất béo trong cơ thể
Cơ thể đòi hỏi nó phải có chất béo để được vận hành đúng cách. Chất béo là thành phần cần thiết cho quá trình đông máu và chuyển động của cơ bắp. Nó là một thành phần thiết yếu để tạo thành màng tế bào (lớp vỏ chứa mỗi tế bào của bạn), cũng như các lá chắn bảo vệ quanh dây thần kinh.
Cuối cùng, chất béo giúp chúng ta hấp thụ các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm chúng ta ăn.
Khi mọi người không ăn chất béo, họ thường ăn bù vào đó nhiều carbohydrate và đường hơn. Thực tế, cả hai loại thực phẩm này đều liên quan mật thiết đến tăng cân và béo phì.
Một tổng hợp 50 nghiên cứu về chế độ ăn uống và sự tăng cân đã được công bố trên tạp chí Food and Nutrition Research. Nó cho thấy khi chúng ta càng tiêu thụ nhiều những loại ngũ cốc tinh chế (như bánh mì trắng và gạo trắng), trọng lượng của chúng ta càng có xu hướng tăng lên trong suốt thời gian đó.
Ngược lại, những thực phẩm ngũ cốc ít ting chế hơn (như bánh mì nâu và gạo lứt), sẽ ít gây tăng cân hơn. Một phần của vấn đề là carbohydrate tinh chế và đường có thể “gây nghiện” và khiến chúng ta ăn quá nhiều.
Cara Anselmo, một chuyên gia về dinh dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư New York Memorial Sloan-Kettering, nói: "Chắc chắn mọi người đều dễ dàng tiêu thụ vượt ngưỡng đồ uống, carbohydrate tinh chế, thực phẩm có đường hoặc thực phẩm chế biến - đó là những thứ mà chúng ta có xu hướng ăn không ngừng".
Ăn nhiều cá, bơ và các loại hạt
Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh cho cơ thể
Bây giờ, chúng ta biết một số chất béo là lành mạnh hơn một số loại khác.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ mới đây, các nhà khoa học đã kiểm tra những gì xảy ra khi chúng ta ăn chất béo chưa bão hòa thay cho chất béo bão hòa (thường được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa).
Điều này dường như có liên quan đến nhiều lợi ích, bao gồm giảm nguy cơ tử vong và các bệnh như bệnh tim và một số bệnh thoái hóa thần kinh.
"Không phải tất cả các chất béo đều được tạo ra như nhau", giáo sư dinh dưỡng Harv B từ Đại học Harvard cho biết. "Chúng ta nên ăn nhiều hơn chất béo tốt đến từ cá và trái bơ, thay vì chất béo động vật".
Theo một blog sức khỏe của Trường Y Harvard, chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, cá và dầu ô liu. Chúng được gọi là chất béo đơn và chất béo không bão hòa đa.
Những loại không lành mạnh là chất béo đồng phân trans được tìm thấy trong thực phẩm chế biến, và chất béo bão hòa có một phần lành mạnh và một phần gây hại.
Nhìn chung, thông điệp đơn giản mà bạn có thể rút ra từ 20 năm nghiên cứu dinh dưỡng trở lại đây là: Ăn chất béo sẽ không làm bạn béo, nhưng nếu ăn quá nhiều đường thì có.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng