214 nghìn công ty "ma" được lập ra bòn rút hơn 1000 tỷ USD mỗi năm từ các nước nghèo
Hôm qua, vụ bê bói rò rỉ thông tin có tên là “tài liệu Panama” được coi là vụ bê bối rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử với 2.6TB tài liệu bị lộ ra.
Vụ bê bối “tài liệu Panama” đã làm lộ ra 11.5 triệu tài liệu liên quan đến các giao dịch tài chính bí mật, các tài liệu này còn liên quan trực tiếp đến các phi vụ làm ăn phi pháp của những nguyên thủ quốc gia của các nước lớn trên thế giới.
Thu hút sự chú ý nhất trong vụ rò rỉ thông tin lần này là việc các nhà độc tài và các nguyên thủ quốc gia trên thế giới câu kết với 214.000 công ty vỏ bọc liên quan tới một hãng luật tại Panama có tên là Mossack Fonseca.
Nhưng công ty vỏ bọc chỉ tồn tại trên giấy tờ, những công ty này thường được sử dụng làm công cụ để che giấu những khoản tiền bất hợp pháp lấy từ các nước đang phát triển.
Vì các công ty vỏ bọc như thế này chỉ có một người mang chức danh quản lý, như một luật sư hoặc một kế toán, họ có thể hoàn toàn giấu diếm những khoản quỹ đen mà không để lại một dấu vết gì. Cách duy nhất có thể biết được ai đứng đằng sau những công ty này là những vụ bê bối rò rỉ thông tin như vụ "Tài liệu Panama" này.
Một báo cáo từ năm 2015 của công ty giám sát tài chính phi lợi nhuận Global Financial Integrity (GFI) đã phát hiện các nước đang phát triển mất 7.8 nghìn tỷ USD tiền bất hợp pháp từ năm 2004 đến năm 2013.
Vụ việc nghiêm trọng nhất là ở tiểu vùng sa mạc Sahara tại Châu Phi, các nước ở khu vực này mất 6.1% GDP vì những dòng tiền bất hợp pháp. (GFI) ước lượng mức trung bình trên toàn cầu là 4% GDP cả nước.
Nhà kinh tế học Joseph Spanjers tại GFI cho biết 80% của số tiền nghìn tỉ thất thoát được hô biến thành các giao dịch ngầm, đây là một cách rửa tiền thông qua hoạt động thương mại.
Hình thức này được gọi là gian lận thương mại, giá trị của các sản phẩm xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ bị nhập sai. Hành động này tạo điều kiện cho những người gian lận có thể trốn thuế và dành được các gọi trợ giá lớn hơn cho sản phẩm của mình. Lượng “tiền bẩn” mà họ có được cũng được hòa nhập vào thế giới tài chính chính thức.
Spanjers nói: “Bạn có thể giảm giá trị trên hóa đơn của hàng xuất khẩu hoặc tăng giá trị trên hóa đơn của hàng nhập khẩu, lúc đó số tiền chênh lệch sẽ được chuyển qua nước ngoài, và tất cả những giao dịch trên đều dưới tên một công ty vô danh. Số tiền đó ở nước ngoài được coi là bất hợp pháp, và các công ty vỏ bọc sẽ đứng ra để giấu đi số tiền này.”
Spanjers còn nói thêm rằng không phái tất cả các công ty vỏ bọc đều là bất chính, nhưng những công ty này luôn có một mục đích là để giấu tài sản.
Một cách hữu hiệu hiện nay để ngăn chặn sự hoành hành của các công ty vỏ bọc đó là công khai quyền sở hữu của các công ty cho công chúng để mọi người có thể biết rõ ai là người chủ công ty. Các biện pháp này đang được ủng hộ ở Anh, và những tổ chức phi chính phủ như Global Witness đang thực hiện những chiến dịch toàn cầu để khiến điều này trở thành hiện thực.
Tham khảo TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng