Nokia sẽ còn lại 3 mảng kinh doanh gồm mảng viễn thông NSN, công nghệ bản đồ HERE, và mảng Advanced Technologies về sở hữu trí tuệ.
Cuối cùng sau nhiều bóng gió và đồn thổi, Nokia đã bán lại mảng Thiết bị và Dịch vụ (Devices and Services) của mình cho gã khổng lồ Microsoft. Vậy sau thương vụ này, Nokia sẽ còn lại những gì?
Nokia cho biết sau thỏa thuận giữa công ty và Microsoft, họ sẽ tập trung vào 3 mảng kinh doanh cơ bản bao gồm NSN, HERE, và Advanced Technologies.
Mảng NSN (Nokia Solutions and Networks) là mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng mạng và dịch vụ, đặc biệt là hệ thống băng rộng di động (mobile broadband). Đây cũng là mảng kinh doanh các dịch vụ 4G và các công nghệ của tương lai.
HERE là dịch vụ về bản đồ và vị trí của Nokia. Đây là dịch vụ mà Nokia phát triển cho nhiều loại thiết bị và HĐH khác nhau thay vì phát triển riêng cho các sản phẩm di động của họ.
Mảng Advanced Technologies sẽ được xây dựng dựa trên các hoạt động sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights activities) của Nokia. Hãng cũng nói rằng sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới ở mảng này.
Microsoft sẽ sở hữu mảng thiết bị và các giấy phép thỏa thuận bản quyền giữa Nokia và Qualcomm, tuy nhiên họ chỉ được cấp phép (chứ không sở hữu) để sử dụng bằng sáng chế của Nokia trên các thiết bị của mình. Microsoft cũng trả tiền để được quyền sử dụng rộng rãi dịch vụ bản đồ HERE của Nokia trong 4 năm. Như vậy, Nokia vẫn sẽ là chủ sở hữu của các bằng sáng chế và công nghệ bản đồ của họ.
Theo thông tin về thỏa thuận giữa Microsoft với Nokia được công bố, Nokia sẽ cho phép Microsoft sử dụng các bằng sáng chế của mình trong vòng 10 năm tính từ thời điểm thỏa thuận giữa 2 hãng được chính thức có hiệu lực. Ngược lại, Nokia cũng được quyền sử dụng các bằng sáng chế của Microsoft cho dịch vụ bản đồ HERE của họ.
Nokia sẽ tiếp tục sở hữu và quản lý thương hiệu Nokia. Microsoft sẽ sở hữu thương hiệu và các sản phẩm Lumia, mảng Mobile Phones, thương hiệu Asha. Họ cũng được cấp giấy phép sử dụng thương hiệu Nokia cho các sản phẩm điện thoại di động hiện tại.
Về cơ bản, sau thương vụ với Microsoft, Nokia dường như không còn vai trò là một OEM sản xuất phần cứng điện thoại nữa. Họ trở thành công ty về công nghệ và cấp bản quyền. Microsoft sẽ trở thành nhà sản xuất thiết bị gốc OEM cho chính các thiết bị chạy Windows Phone của chính mình.
Tham khảo: Nokia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng