30 năm, 44 quốc gia, 75.000 dặm và cuộc phiêu lưu bất tận của nhà thám hiểm thế kỷ 14 - Ibn Battuta
Ibn Battuta đã đi khắp lãnh thổ mà ngày nay là 44 quốc gia, kết hôn ít nhất bảy lần và ông là người đã viết một bản tường thuật toàn diện nhất về cuộc sống thế kỷ 14 trên toàn cầu từ trước cho đến nay.
- Sự thật về "Đường hầm Nam Mỹ": Neil Armstrong và đoàn thám hiểm hang động tốn kém nhất lịch sử đi tìm sự thật (Phần 2)
- Cuộc thám hiểm chưa từng có trên đỉnh Everest: Phát hiện kỷ lục đáng lo ngại trên "nóc nhà thế giới"
- Đây là 2 phi hành gia được NASA chọn cho chuyến thám hiểm toàn phụ nữ lần đầu tiên trong lịch sử
- Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật Bản sẽ trả gần 80 triệu đồng cho những người dám từ bỏ cuộc sống trong 2 tuần
Năm 1325, khi mới 21 tuổi, Ibn Battuta bắt đầu một cuộc hành trình mà lẽ ra chỉ kéo dài hơn một năm, tuy nhiên mọi thứ lại nằm ngoài tầm dự kiến và nó đã kéo dài tới tận 29 năm.
Trên hành trình này, nhiều người đã ví von rằng Battuta đã trở thành Marco Polo của Trung Đông. Ông đã phiêu lưu qua 75.000 dặm (hơn 120.000 km) mà hiện nay tạo thành lãnh thổ của khoảng 44 quốc gia. Trong suốt chuyến đi của mình, ông đã từng đi cùng với những tên cướp biển và thợ săn, tham gia đoàn lữ hành của những người "bí ẩn" và biên soạn một trong những tác phẩm mô tả đầy đủ nhất từng được biết đến về thế kỷ 14 có tên Rihla.
Ibn Battuta sinh vào tháng 2 năm 1304 trong một gia đình học giả luật ở Tangier, Maroc. Theo thông lệ ở Bắc Phi vào thời điểm đó, ông có thể đã học tại một trung tâm luật học Hồi giáo khi còn là một thanh niên, nơi Ibn Battuta sẽ được khuyến khích thực hiện cuộc hành hương Hajj - cuộc hành hương đến Mecca, đây là một trong các cuộc hành hương lớn nhất trên thế giới, và là cột trụ thứ năm của Hồi giáo, một bổn phận tôn giáo phải được thực hiện ít nhất một lần trong cuộc đời của người Hồi giáo nếu họ có khả năng làm như vậy.
Và cũng chính sự khuyến khích này đã dẫn đến hành trình kéo dài gần 30 năm, dù dự định ban đầu chỉ là 16 tháng. Mặc dù điều này ít được đề cập đến trong Rihla, nhưng từ những mô tả của Battuta về việc rời đi vì Hajj cho thấy ông đã cố gắng gần gũi với gia đình của mình hơn trước khi thực hiện chuyến hành trình. Ông cũng từng e ngại về việc ở một mình trong phần lớn chuyến đi.
"Tôi lên đường một mình, không có đoàn lữ hành nào còn chỗ để tôi tham gia, cũng như không có người bạn đồng hành nào, nhưng sự thôi thúc lại tràn ngập trong tôi và ước muốn ấp ủ từ lâu trong lòng tôi là đến thăm nơi thánh địa tôn nghiêm", Ibn Battuta đã viết trong bản tường thuật đầy đủ về các chuyến đi của mình.
"Vì vậy, tôi chuẩn bị, quyết tâm từ bỏ những người thân yêu và ngôi nhà của mình như những con chim bỏ tổ. Với cha mẹ, tôi vẫn còn có những trách nhiệm ràng buộc trong cuộc sống, nó đè nặng lên tôi khi phải chia tay họ, và cả tôi và họ đều đau khổ với nỗi buồn khi chia ly này".
Cuộc hành trình của Ibn Battuta bắt đầu từ Tangier vào ngày 14 tháng 6 năm 1325. Ban đầu Ibn Battuta đã một mình một lừa định hành hương đến Mecca và Medina. Tuy nhiên, sau đó ông đã tham gia cùng một đoàn lữ hành vì sự an toàn của mình - một thanh niên cưỡi ngựa hay lừa một mình luôn trở thành mục tiêu của những tên cướp và băng trộm.
Nhưng hành trình với đoàn lữ hành này cũng diễn ra theo một cách không dễ dàng, Battuta liên tục bị ốm vặt trong thời gian đầu, đỉnh điểm ông đã bị sốt cao và phải buộc mình vào yên lừa để không bị ngã và bỏ lại phía sau.
Ở thời gian sau đó, ông đã dần thích nghi được với hành trình và thậm chí còn kịp kết hôn với một phụ nữ trẻ trên đường đi - cô chỉ là người đầu tiên trong số nhiều người phụ nữ mà Ibn Battuta kết hôn trong suốt cuộc phiêu lưu của mình.
Chặng đầu tiên của cuộc hành trình đã đưa Battuta đến Ai Cập dọc theo bờ biển phía bắc của Châu Phi. Ở đó, ông đã đi tham quan Cairo, Alexandria và các địa điểm lịch sử và thấy mình bị con người và nền văn hóa Hồi giáo mê hoặc. Từ đó Ibn Battuta tiếp tục đến Mecca, điểm đến đã định của ông, nơi Ibn Battuta hoàn thành hành trình Hajj của mình.
Sau khi hoàn thành cuộc hành hương, hầu hết mọi người sẽ trở về nhà. Nhưng Battuta lại cảm thấy bản thân cần phải tiếp tục đi tiếp đẻ khám phá và học hỏi những điều mới mẻ, theo đó ông khởi hành đến Iraq, Tây Ba Tư, sau đó là Yemen và bờ biển Swahili của Đông Phi.
Đến năm 1332, ông đến Syria và Tiểu Á, băng qua Biển Đen và đến lãnh thổ của Golden Horde. Ibn Battuta đã đến thăm vùng thảo nguyên dọc theo Con đường tơ lụa và đến ốc đảo Khwarizm ở tây Trung Á. Sau đó, ông đi qua Transoxania và Afghanistan, đến Thung lũng Indus vào năm 1335 và tiến vào sâu Ấn Độ. Tại đây, Battuta dựa vào kinh nghiệm của mình với tư cách là một học giả tôn giáo để kiếm tiền, là qadi trong triều đình của Muhammad Tughluq, và thậm chí ổn định một thời gian ngắn để kết hôn (một lần nữa) và có con.
Tuy nhiên, lối sống bất di bất dịch của ông đã kết thúc vào năm 1341 khi Tughluq bổ nhiệm ông dẫn đầu một phái đoàn ngoại giao cho hoàng đế nhà Nguyên ở Trung Quốc. Nhưng chuyến đi không diễn ra như kế hoạch. Sau khi gặp phải cướp biển và bị cuốn vào những cơn bão khiến nhiều tàu bị đắm ngoài khơi bờ biển Ấn Độ, ông đã quyết định không đi thẳng đến phương Đông, thay vào đó ông đã tới đi vòng quanh miền nam Ấn Độ, tới Ceylon và các đảo Maldive, nơi Battuta một lần nữa trở thành qadi dưới chính quyền Hồi giáo địa phương.
Khoảng một năm sau, ông quyết định tiếp tục cuộc hành trình, qua Sri Lanka rồi đến cảng vận chuyển Tuyền Châu, Trung Quốc. Ông đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên trước quy mô của các thành phố của Trung Quốc và tuyên bố rằng chúng lớn hơn và đẹp hơn bất kỳ thành phố nào mà ông từng thấy.
Chuyến đi tới phương Đông cũng chính là dấu mốc để Ibn Battuta quyết định quay trở về. Chuyến trở về đã đưa Ibn Battuta trở lại Sumatra, Vịnh Ba Tư, Baghdad, Syria, Ai Cập và Tunis. Ông đến Damascus vào năm 1348 đúng lúc bệnh dịch xảy ra rồi trở về nhà ở Tangier một cách an toàn và bình yên vào năm 1349. Sau đó, ông thực hiện một chuyến du ngoạn nhỏ đến Granada và Sahara, cũng như đến vương quốc Mali ở Tây Phi.
Khi trở về nhà vào năm 1354, ông đã tranh thủ sự giúp đỡ của một học giả văn học trẻ người gốc Andalusia tên là Ibn Juzayy để biên soạn hồi ký của mình - họ đã biên tập ra Rihla, tiếng Ả Rập có nghĩa là "chuyến đi".
Sau khi Rihla ra đời, bản thảo đã được lưu hành khắp các quốc gia Hồi giáo khác nhau, nhưng không được các học giả Hồi giáo trích dẫn nhiều. Tuy nhiên, nó đã thu hút được sự chú ý của phương Tây bởi hai nhà thám hiểm của thế kỷ 18 và 19, Ulrich Jasper Seetzen (1767–1811) và Johan Ludwig Burckhardt (1784–1817). Họ đã mua các bản sao của Rihla trong chuyến du hành xuyên suốt Mideast. Bản dịch tiếng Anh đầu tiên của những bản sao đó được xuất bản vào năm 1829 bởi Samuel Lee. Ngày nay, Rihla được coi là một trong những văn bản toàn diện nhất về cuộc sống trong thế kỷ 14 và là một trong những văn bản miêu tả hấp dẫn nhất về cuộc sống trong các đế chế khác nhau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng