30 năm "ẩn mình chờ thời", ngành công nghệ Trung Quốc vươn lên đỉnh cao toàn cầu khiến ai cũng ngỡ ngàng
Từ bài học xương máu cách đây 30 năm, Trung Quốc hiểu rằng họ cần phải có công nghệ của riêng mình, không thể phục thuộc vào người khác.
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ DN nhỏ tham gia công nghiệp hỗ trợ, VinFast cam kết bao tiêu một phần linh kiện
- Trung tâm dữ liệu AI khiến tiền điện, nước trong khu vực tăng vọt
- Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
- Vì sao cả Elon Musk và Larry Ellison phải kéo áo nài nỉ 'vua chip' Jensen Huang?
- Mark Zuckerberg đang chuẩn bị ‘một cuộc chiến lâu dài’ với Apple, xem ‘nhà Táo’ là đối thủ cạnh tranh không đội trời chung
Trong hơn 30 năm kể từ khi tàu Yinhe của Trung Quốc bị mắc cạn ở vùng biển quốc tế và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trên tàu bị gây nhiễu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tự phát triển mạng lưới định vị vệ tinh của riêng mình để chiếm lĩnh một phần thị trường công nghệ cao béo bở, cũng như đảm bảo sự cố tương tự sẽ không bao giờ xảy ra.
Khi phạm vi của hệ thống bản địa phát triển ngang bằng với đối thủ Mỹ, Bắc Kinh cũng muốn vươn tới những mục tiêu lớn hơn. Họ muốn BeiDou (Bắc Đẩu) - đặt tên theo nhóm bảy ngôi sao sáng (Bắc Đẩu Thất Tinh) - thu hút đủ người dùng quốc tế để phá vỡ sự thống trị kéo dài hàng thập kỷ của mạng lưới GPS do Mỹ vận hành.
Với những lời chào hàng hấp dẫn tới các tổ chức quốc tế, kế hoạch khuếch đại tín hiệu ở nước ngoài và hàng loạt khoản đầu tư, trợ cấp và quyên góp khuyến khích các nước đang phát triển áp dụng BeiDou, hoạt động quảng bá hệ thống của Trung Quốc là rất lớn.
Bằng cách đổ hàng tỷ USD vào sự phát triển của BeiDou và cung cấp dịch vụ miễn phí, Bắc Kinh đang đầu tư dài hạn vào hệ thống cũng như phát huy giá trị trong bức tranh địa chính trị tổng thể.
Bắc Đẩu tỏa sáng
Với bài học từ vụ việc tàu Yinhe vẫn còn trong tâm trí, Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống định vị riêng vào năm 1994, phóng vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới khu vực thử nghiệm sáu năm sau đó.
Theo Trung tâm Khoa học và Quan hệ Quốc tế Belfer của Đại học Harvard, hiện nay, hệ thống định vị toàn cầu của Trung Quốc đủ chính xác để vượt trội hơn GPS ở một số khu vực trên thế giới.
Hệ thống này đã chứng minh được tính hữu ích đối với lực lượng tàu thương mại đang phát triển của Trung Quốc. Gã khổng lồ vận chuyển Cosco, chủ sở hữu của Yinhe, đã lắp đặt các máy thu tín hiệu trên toàn bộ đội tàu gồm 600 chiếc. Hầu như tất cả các tàu của Trung Quốc đã chuyển từ GPS sang BeiDou hoặc sử dụng cả hai.
Tương tự như máy bay chở khách C919 do Trung Quốc tự sản xuất, BeiDou đóng vai trò là giải pháp thay thế nội địa cho một công nghệ quan trọng trước đây chỉ có thể tiếp cận thông qua nhập khẩu - một điểm yếu tiềm ẩn, hiện đã được khắc phục.
Nhưng Bắc Kinh quan tâm nhiều hơn là chỉ thay thế GPS – họ còn coi mạng lưới này là phương tiện để nâng cao vị thế quốc tế của mình.
Trong một cột mốc quan trọng, BeiDou đã trở thành hệ thống thứ tư - sau GPS, Galileo của châu Âu và Glonass của Nga - được đưa vào mạng lưới tìm kiếm và cứu nạn quốc tế Cospas-Sarsat vào tháng 11/2022. Và năm ngoái, hệ thống của Trung Quốc đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế công nhận là tiêu chuẩn chung cho hướng dẫn bay.
Ở những nơi khác trên thế giới, sự hiện diện của BeiDou đang trở nên rõ ràng hơn.
Theo Văn phòng Định vị Vệ tinh Trung Quốc, tín hiệu của hệ thống có sẵn trên khắp Châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh, với người dùng chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.
Nhà điều hành khẳng định hệ thống đang được sử dụng rộng rãi trong thương mại để quản lý cảng ở Pakistan, quy hoạch đất đai và vận tải đường sông ở Myanmar, nông nghiệp chính xác và kiểm soát dịch hại ở Lào, quy hoạch đô thị ở Brunei và tuần tra hàng hải ở Indonesia.
Tại Ả Rập Xê Út, hệ thống của Trung Quốc đang được sử dụng để phát triển đô thị và định vị nhân sự và phương tiện sâu trong sa mạc. Và tại Burkina Faso ở Tây Phi, hãng thông tấn nhà nước Xinhua cho biết hệ thống này giúp cắt giảm thời gian xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng tới 20%.
BeiDou đã đánh bại đối thủ cạnh tranh ở một số khía cạnh, với độ chính xác định vị là 4,4 mét trở lên ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh, ngang bằng với các hệ thống của phương Tây.
Ở Trung Quốc và tại các trạm mặt đất trên khắp Đông Nam Á và Châu Phi, độ chính xác của mạng lưới cao hơn GPS một bậc. Tín hiệu đáng tin cậy nhất ở các khu vực vĩ độ thấp và trung bình ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.
Theo nhà điều hành BeiDou, hệ thống cũng hỗ trợ tin nhắn văn bản có độ dài lên tới 1.000 ký tự giữa người dùng và trung tâm điều khiển, một tính năng không có trên GPS.
Đáng tin cậy nhưng khó thay thế
"Có thể thấy BeiDou đã vượt qua GPS về số lượng vệ tinh, trạm giám sát, độ chính xác về vị trí ở một số quốc gia", nhà phân tích Michael Shin, từ Đại học California Los Angeles nhận định.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hệ thống này không thể sánh được với sự phổ biến của GPS và Trung Quốc không nên quên rằng châu Âu và Nga đã muốn thay đổi mạng lưới của Mỹ mà không được.
Ngay cả khi người dùng quốc tế muốn chuyển sang hệ thống của Trung Quốc vẫn có "những cân nhắc địa chính trị quan trọng" cần xem xét.
Theo Shin, "không có khả năng" BeiDou sẽ thay thế ở các công ty, tổ chức lớn. "Các dịch vụ của Mỹ được sử dụng trên toàn thế giới và được tích hợp sâu vào nhiều ngành công nghiệp, với danh tiếng về độ tin cậy".
Godfrey Yeung, phó giáo sư địa lý tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết mạng lưới của Trung Quốc chỉ là "lựa chọn thứ cấp" cho người dùng quốc tế.
"Bắc Kinh không nên định vị BeiDou như một thứ thách thức hiện trạng. Châu Âu và Nga đã không thách thức được GPS, vì GPS đã được tiếp cận tự do kể từ những năm 1980", Yeung nói.
Hầu hết các thiết bị điện tử tiêu dùng – bao gồm cả điện thoại thông minh của nước ngoài và Trung Quốc – đều hỗ trợ GPS và ít nhất một hệ thống khác để định vị chính xác hơn.
Trung Quốc hiện đang khuyến khích sử dụng hệ thống của mình thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, kế hoạch cơ sở hạ tầng khu vực cũng như các khoản đầu tư ra nước ngoài.
"Bắc Kinh có thể kết hợp mạng lưới hàng hải với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng như cảng và đường sắt ở các nước đang phát triển", Shin cho biết. "Bằng cách trợ cấp giá cả và tích hợp với các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm khác, chiến lược này có thể tăng cường sự chấp nhận của nước ngoài đối với công nghệ của Trung Quốc".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng