Công nghệ có thể đem đến cho con người nhiều lợi ích thiết thực nhưng các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh như đau nửa đầu dai dẳng, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng.
Công nghệ có thể đem đến cho con người nhiều lợi ích thiết thực nhưng các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh như đau nửa đầu dai dẳng, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng.
Tiến sĩ Audrey Halpern, một chuyên gia hàng đầu về thần kinh học đã đưa ra một số dẫn chứng về cách mà các sản phẩm công nghệ có thể làm cho con người cảm thấy nhức đầu hay căng thẳng kéo dài.
1. Nhìn chằm chằm vào màn hình kỹ thuật số
Việc nhìn chằm chằm vào màn hình của các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính xách tay không còn là chuyện lạ của con người ngày nay. Hậu quả là nhiều người cảm thấy nhức đầu sau một ngày làm việc.
Các nghiên cứu cho thấy 60% người Mỹ dành ít nhất 6 giờ một ngày để nhìn vào màn hình, điều này sẽ dẫn đến việc mỏi mắt và tất nhiên sẽ khiến mọi người cảm thấy nhức đầu. Tiến sĩ Audrey Halpern khuyên mọi người phải có khoảng thời gian tạm rời xa màn hình máy tính trong ngày làm việc (có thể 30 phút một lần) và nên trang bị kính chắn sáng cho màn hình.
2. Căng cứng cổ do nhìn xuống màn hình điện thoại liên
Không khó để bắt gặp hình ảnh mọi người tập trung nhìn xuống màn hình điện thoại bất cứ lúc nào: khi họ di chuyện trên đường, đứng đợi trong nhà ga, ngồi học, làm việc… và việc này gây căng cứng các cơ ở cổ, một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Tiến sĩ Halpern cho biết mối quan hệ giữa căng cơ cổ và chứng đau nửa đầu là hết sức phức tạp.
Halpern đề nghị mọi người nên điều chỉnh trạng thái nơi làm việc, đơn giản như hạn chế nhìn xuống điện thoại liên tục, thay đổi tư thế ngồi, độ cao bàn làm việc..
3. Gián đoạn liên tục
Thông báo tin nhắn, email, cuộc gọi đến… luôn làm gián đoạn các hoạt động của chúng ta hàng ngày. Điều này cho thấy sự căng thẳng và áp lực trong công việc với con người ngày càng lớn hơn.
Không chỉ có thể phát điên với sự làm phiền của các tín hiệu từ thiết bị công nghệ, bạn còn phải đối mặt với nguy cơ đau đầu và căng cơ thường xuyên. Thật khó để tắt hoàn toàn điện thoại hay máy tính bảng, kể cả trước giờ đi ngủ vì vậy bạn có thể chọn giải pháp như yoga, thiền… để tạo cho mình sự thanh thản, giảm bớt stress do công việc và các thiết bị công nghệ mang đến.
4. Ánh sáng điện thoại ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến bạn khó có được giấc ngủ sâu, thậm chí là không thể ngủ được do ánh sáng điện thoại gây kích thích các tế bào thần kinh. Một giấc ngủ không tốt sẽ dẫn đến một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng hôm sau.
Ngoài ra, ánh sáng từ các thiết bị điện tử khác như máy tính xách tay, ti vi cũng có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Tốt nhất, hãy để tất cả những thiết bị điện tử ra khỏi phòng trước khi đi ngủ.
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng