Những nơi này, hoặc có giá trị lịch sử, hoặc giúp chúng ta hòa mình với thiên nhiên. Nhưng rất tiếc mọi hành vi xâm nhập đều là bất hợp pháp.
Trên thế giới có rất nhiều địa điểm tuyệt đẹp, ai nhìn vào cũng chỉ muốn xách balo lên mà đi luôn thôi.
Nhưng không phải địa điểm nào cũng có thể tùy tiện đến. Trên thực tế, có những nơi cực kỳ hay ho, hấp dẫn, nhưng rất tiếc là chẳng ai được phép đặt chân đến cả.
1. Hang động Lascaux
Động Lascaux của Pháp là một trong những di chỉ quan trọng nhất trong lịch sử của loài người. Bên trong hang có chứa hàng trăm bức vẽ trên đá do tổ tiên của loài người thực hiện, mô tả một cách sống động những gì đã diễn ra trong kỷ Băng Hà cách đây 17.300 năm.
Nghe hấp dẫn đúng không? Nhưng rất tiếc, bạn sẽ không bao giờ được tận mắt nhìn thấy chúng đâu.
Trên thực tế, hang Lascaux đã từng là một điểm du lịch được ưa thích vào năm 1948 - chỉ 8 năm sau khi một nhóm thanh thiếu niên tình cờ tìm ra nó. Hang động đã tiếp đón hàng ngàn du khách mỗi ngày, và rồi các nhà khoa học bỗng nhận ra có điều không ổn.
Việc con người tập trung quá đông đúc đã làm lượng CO2 trong hang tăng vọt. Ngoài ra còn nhiệt độ, độ ẩm, và vô số vi khuẩn lạ từ bên ngoài lọt vào. Tất cả đã biến tường hang thành nơi sinh sôi của nấm mốc và địa y.
Vậy là từ năm 1963, chỉ một số chuyên gia hàng đầu mới được phép vào hang để trùng tu và theo dõi. Nhưng dù vậy, rất nhiều bức đã bị hoen ố và xỉn màu do nấm mốc phát triển quá mạnh.
2. Hòn đảo "tiền sử" giữa thế kỷ 21
Hòn đảo Bắc Sentinel thuộc Ấn Độ là nơi ở của một trong những bộ tộc sống tách biệt hẳn so với thế giới hiện đại. Nhưng điểm đặc biệt là phạm vi 4,8km xung quanh hòn đảo đã được chính phủ Ấn Độ đặt lệnh cấm xâm nhập. Bởi lẽ, bất kỳ ai muốn thử có thể sẽ phải nhận "quà" của dân đảo là một trận mưa tên nhắm thẳng vào đầu.
Tộc người sống trên đảo là Sentinelese - một trong những bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới. Vì quá hung hãn mà hiện không có quá nhiều thông tin về họ. Các nhà khoa học chỉ phỏng đoán rằng cư dân tại đây dao động khoảng 40 - 200 người.
Việc sống quá tách biệt có thể khiến tộc người ngày diệt chủng, bởi lẽ hệ miễn dịch của họ không được phát triển đầy đủ. Một số nhà nhân chủng học của Ấn Độ đã thử liên hệ với tộc người này vào thập niên 70, nhưng mọi nỗ lực đều không thành, thậm chí có người suýt phải bỏ mạng.
Năm 2006, hai ngư dân Ấn Độ đã phải bỏ mạng vì đến quá gần bờ đảo để đánh cá. Bất kể chính phủ Ấn Độ thương thuyết thế nào, tộc Sentinelese cũng không trả lại xác.
3. Surtsey - hòn đảo "mới" nhất hành tinh
Với giới khoa học, đảo Surtsey quả thực là một phòng thí nghiệm cực kỳ quý giá. Bởi lẽ, nó chỉ mới được hình thành vào nửa sau thế kỷ 20.
Năm 1963, một vụ phun trào núi lửa tại vùng biển ngoài khơi Iceland đã giúp hòn đảo này "trồi" lên. Do chưa có con người chạm đến, nó cho phép khoa học nghiên cứu quá trình động vật và thực vật phát triển trên một vùng đất mới như thế nào.
Đến cuối thập niên 70, hòn đảo đã có hơn 10 loài thực vật xuất hiện và sinh trưởng - do hạt giống có trong phân chim - cùng nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc khác nữa. Nhưng đặc biệt nhất là họ còn tìm thấy cả một cây cà chua - có thể nhờ vào sản phẩm sau khi... đi cầu của một nhà khoa học.
Nhìn chung, hòn đảo này là thiên đường với các nhà khoa học, nhưng là cấm địa với người thường. Luật pháp của Iceland đã không cho phép bất kỳ ai tiếp cận nó vì lý do an toàn.
4. Ilha da Queimada Grande - địa ngục rắn là có thật
Nhắc đến Brazil, chúng ta nghĩ đến bóng đá, đến cafe, và khu rừng Amazon "khét tiếng" bạo tàn với những cuộc đấu tranh sinh tồn trong hệ sinh thái lớn bậc nhất thế giới.
Nhưng thiên nhiên đáng sợ tại Brazil đâu chỉ có Amazon. Ngoài khơi cách Sao Paulo khoảng 32km có một hòn đảo còn kinh khủng hơn Amazon rất nhiều lần. Nó mang tên Ilha da Queimada Grande, nhưng người ta thường biết đến nó với tên gọi "đảo rắn" hơn.
Chẳng phải tự nhiên mà chính phủ Brazil cấm mọi người đặt chân lên đảo. Theo thống kê, lượng rắn trên đảo này nhiều đến mức tính trung bình, mỗi mét vuông bạn sẽ phải chạm mặt 5 con rắn đang bò lổm ngổm (dù người dân địa phương cho rằng con số ấy có phần phóng đại).
Rắn ở đây là rắn hổ đầu giáo vàng (golden lancehead viper) - một trong những loài có độc tính mạnh nhất thế giới. Nhiều người tin rằng độc tính mạnh của rắn là do sự kiện nước biển dâng từ hàng ngàn năm trước đã khiến hòn đảo bị tách biệt, còn lũ rắn thì bị cô lập trên đảo. Chúng buộc phải tiến hóa với độc tính mạnh hơn, để có thể tăng tỷ lệ thành công khi săn các loài chim di trú.
Hiện tại, chỉ có quân đội Brazil và các nhà khoa học là được tiếp cận đảo mà thôi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng