Đọc xong 5 điểm này, bạn sẽ thêm vào danh sách thiết bị mơ ước của mình là Surface Studio.
1. Quá đẹp
Phải thực sự công nhận rằng chiếc Surface Studio rất đẹp. Tôi là một fan của Apple đã lâu năm, nhưng tôi vẫn không thể phủ nhận sự thật đó khi được diện kiến chiếc máy. Với thiết kế vuông vức và viền màn hình chỉ mỏng vỏn vẹn hơn 1cm, chiếc máy đã khiến tôi ngỡ ngàng vì tài thiết kế của các kỹ sư Microsoft.
Không giống như thiết kế iMac với phần bầu ra ở giữa sau lưng màn hình, Surface Studio đã tống hết linh kiện vào chiếc chân đế vốn rất nhỏ gọn (tôi nghĩ còn nhỏ hơn chiếc Mac Mini), khiến cả chiếc máy như một đồ vật trang trí nội thất, chứ không đơn thuần là chiếc máy tính cục mịch nữa.
Một số hình ảnh về vẻ đẹp của máy:
2. Tiện lợi
Một chiếc máy tính có khả năng biến thành máy tính bảng cỡ lớn để vẽ vời chỉ bằng một cái đẩy tay nhẹ? Không còn ai khoác ngoài Surface Studio. Có thể nói đây là chiếc máy tính tuyệt nhất của cả hai thế giới PC và tablet, nó vừa là một chiếc máy tính đẹp và hiệu năng hoạt động xuất sắc, vừa là một chiếc máy tính bảng cỡ lớn cho khả năng vẽ vời tuyệt đỉnh với hai phụ kiện Surface Dial và Surface Pen. Chúng ta có thể dùng bàn phím và chuột để làm những công việc đòi hỏi gõ máy nhiều, sau đó gập màn hình xuống và dùng nó như một chiếc máy tính bảng để lướt Facebook hay xem video trên Youtube.
Điểm tiện lợi nữa là nó có bán kèm chiếc bút Surface Pen và nó có thể được gắn vào cạnh trái hoặc cạnh phải của màn hình bằng nam châm, giúp chúng ta có thể sử dụng bút để vẽ hoặc ghi chú một cách nhanh nhất có thể (thậm chí nhanh hơn việc bạn phải tìm giấy và bút khi đang cần ghi chú gấp). Ngoài ra, kích thước lớn và độ phân giải cao của màn hình còn là một lợi thế lớn cho những người hay sử dụng phần mềm đồ hoạ, họ sẽ có cái nhìn bao quát hơn vì không gian sử dụng trên màn hình cực kì dư thừa với đại đa số mọi người. Ví dụ như chúng ta có thể vừa làm Photoshop, vừa mở Youtube xem video hướng dẫn, vừa mở cửa sổ Notes để ghi chép ghi chú trong một màn hình duy nhất, và thậm chí là còn dư cho một vài cửa sổ khác.
3. Thiết kế bản lề đã đủ để ăn điểm
Từ lúc Surface Studio mới ra mắt, tôi đã thắc mắc tại sao hai chiếc bản lề, được Microsoft gọi là "Zero Gravity Hinge", bé tẹo và mảnh mai ấy có thể chịu được khối lượng lớn của màn hình (khoảng 6kg) trong khi vẫn có thể gập lên gập xuống trơn tru như vậy, hay đó chỉ là video dựng từ vật thể 3D?! Khi được trên tay chiếc máy, tôi vẫn chưa thể lí giải được điều đó nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng là sự mượt mà của bản lề là sự thật, chứ không phải được dựng từ video. Các kỹ sư của Microsoft đã rất khéo léo để chiếc bản lề ấy có thể gập màn hình rất nhanh chóng mà không cần nhiều lực, đồng thời vẫn vững chắc để màn hình không bị dịch chuyển khi tì hai bàn tay vào.
1 ngón duy nhất mà thôi.
4. Surface Dial xuất sắc
Nếu đã mua Surface Studio mà không muathêm phụ kiện Surface Dial thì đó sẽ là một sai lầm cực lớn. Hai thứ này sinh ra để dành cho nhau, nó bổ sung nhưng khiếm khuyết của nhau rất tốt. Ví dụ như nếu dùng Surface Studio ở chế độ máy tính bảng cảm ứng, việc điều hướng trang theo cách truyền thống (sử dụng ngón tay kéo lên kéo xuống) sẽ gây ra hiện tượng mỏi tay, thì Surface Dial sẽ giải quyết vấn đề đó bằng cách cung cấp cho người dùng cách điều hướng trang tuyệt vời hơn: xoay và bấm.
Thậm chí chúng ta cũng không cần đặt Surface Dial lên màn hình, mà có thể đặt xuống bàn để sử dụng. Tôi không phải họa sĩ hay nhà thiết kế nên không biết được sự tiện lợi của Dial trong các ứng dụng đồ họa như thế nào, nhưng các đánh giá từ khắp thế giới đã cho thấy không có điều gì để chê cả, ngoài việc họ phải bỏ thêm 100 USD để mua phụ kiện này mà thôi.
Một trải nghiệm lướt web kiểu mới
Đâu cần thiết phải đặt lên màn hình.
1. Phần cứng ấn tượng với riêng tôi
Đối với tôi, phần cứng của chiếc Surface Studio này là quá đủ cho nhu cầu làm việc của mình. Tôi có sử dụng các phần mềm như Photoshop, Lightroom, Premier, chơi một số game nhẹ nhàng và có công việc yêu cầu gõ máy nhiều. Đối với những người cần làm những tác vụ trên nhưng chuyên sâu hơn, có lẽ phần cứng này vẫn không đủ để thoả mãn họ.
Chắc chắn Microsoft đã chăm chút đứa con cưng của mình rất kỹ, để sự diện kiến lần đầu với thế giới sẽ khiến để lại cho mọi người ấn tượng khó phai. Có thể kể đến như màn hình 28-inch độ phân giải 4500x3000 pixel với góc nhìn cực rộng mà màu sắc chân thật, chip xử lí Intel Skylake, RAM tùy chọn 4GB trở lên, card đồ họa Nvidia GeForce GTX 965M và không thể thiếu những cổng kết nối thiết bị ngoại vi mới nhất. Với sức mạnh này, Microsoft Studio vừa là một chiếc máy để thực hiện các tác vụ văn phòng thông thường, vừa có thể dùng cho đồ họa và vừa dùng để chơi nhưng game không quá nặng.
Đây là chiếc máy hoàn hảo cho hầu hết mọi người, với điều kiện họ dám bỏ ra từ 3000 USD trở lên để sở hữu nó. Tuy nhiên, sản phẩm về Việt Nam đã bị đội giá lên đến gần 80 triệu đồng, nên tôi nghĩ rằng nếu nó được bán đúng giá, đây sẽ là một sản phẩm rất đáng mua, nhất là đối với những người hay làm về mảng nghệ thuật. Chúng ta không chỉ bỏ tiền cho phần cứng, mà thứ đáng giá nhất của Surface Studio là phần bản lề mượt mà và thiết kế tuyệt đẹp của nó đã khiến giá trị của máy tăng lên đáng kể.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng