Đến thời điểm hiện tại, 5/5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế là SMW3, AAG, APG, AAE-1 và IA (Liên Á) đều đồng thời gặp sự cố.
Sáng 21/2, một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết SMW3 gặp sự cố lỗi cáp, xảy ra ở đoạn S2.7 đi Singapore. Như vậy, cả năm tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế đều bị ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần.
Trước đó, ngày 28/1, tuyến Liên Á (IA - (Intra Asia) gặp trục trặc, nguyên nhân được cho là đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km, làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore qua IA.
Đây là tuyến cáp quang kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản. Có tổng chiều dài 6.800 km, cáp biển Liên Á là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng Internet từ Việt Nam và các quốc gia khu vực châu Á đến châu Mỹ, châu Âu.
SMW-3 là tuyến cáp quá cũ, dung lượng khả dụng thấp và không đóng góp nhiều cho đường truyền Internet đi quốc tế của Việt Nam
Ngày 21/1/2023 (30 Tết), tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway) cũng gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore. Sự cố đã làm mất toàn bộ dung lượng internet trên tuyến cáp APG hướng kết nối Việt Nam đi Singapore và Nhật Bản. Khi tuyến cáp APG bị lỗi, các nhà mạng tại Việt Nam đã phải bù khoảng 50 – 60% dung lượng kết nối đi quốc tế lên các tuyến cáp khác.
Cụ thể, lưu lượng được phân bổ qua hệ thống cáp đất liền phía Bắc rồi tới Hồng Kồng (Trung Quốc), qua đất liền phía Tây Nam rồi tới Singapore. Đây cũng là các điểm trung chuyển lưu lượng internet lớn của châu Á - Thái Bình Dương.
Ngày 26/12/2022, tuyến cáp APG gặp sự cố trên phân đoạn S6 gần Hồng Kồng (Trung Quốc). Cuối tháng 11/2022, tuyến cáp AAE-1 cũng gặp sự cố đồng tời trên 2 nhánh là S1H.1 hướng Hồng Kồng (Trung Quốc) và S1H.3 hướng đi Singapore.
Đến ngày 14/1/2023 gần đây, nhánh cáp đi Singapore được sửa xong nhưng sự cố trên nhánh cáp kết nối đến Hồng Kồng (Trung Quốc) vẫn chưa được khắc phục. Ngoài sự cố ở các tuyến cáp quang biển trên, tuyến AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1) cũng đang gặp sự cố do bị lỗi dò nguồn tại vị trí sát vùng biển thuộc Hồng Kông (Trung Quốc).
Theo kế hoạch, phải đến cuối tháng 3/2023, thậm chí trung tuần tháng 4/2023, chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế mới có thể tốt hơn.
Hiện tại, 5/5 tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế đều đang gặp sự cố
Mặc dù cả năm tuyến đều không nguyên vẹn, các nhà mạng cho biết vấn đề mới với SMW-3 không ảnh hưởng quá nhiều đến Internet tại Việt Nam. Theo đó, SMW-3 là tuyến cáp quá cũ, dung lượng khả dụng thấp và không đóng góp nhiều cho đường truyền Internet đi quốc tế của Việt Nam.
Tại cuộc họp với với nhà mạng hôm 9/2, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nhà mạng áp dụng những biện pháp kỹ thuật, mở thêm dung lượng trên đất liền và chia sẻ dung lượng đi quốc tế với nhau để đảm bảo kết nối ổn định, không bị nghẽn. Dung lượng đường truyền sẵn có phải cao hơn ít nhất 10% so với nhu cầu sử dụng của người dùng.
Từ 18/2/2023, VNPT đã bổ sung thêm 30% dung lượng băng thông quốc tế từ các tuyến cáp đất liền theo hướng qua Campuchia/Thái Lan đến Singapore và qua Trung Quốc đến Hong Kong (Trung Quốc), do vậy chất lượng truy cập Internet quốc tế của các khách hàng VNPT cơ bản được đảm bảo kể cả khi các tuyến cáp biển chưa được sửa chữa xong.
Dự kiến tuyến cáp biển APG sẽ hoàn thành sửa chữa và bổ sung cho VNPT thêm 400G dung lượng cuối tháng 2/2023, góp phần củng cố năng lực và đảm bảo dự phòng cho mạng Internet VNPT.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng