Bạn cứ hỏi xung quanh một bàn tiệc 6 người, kiểu gì cũng có người gặp vấn đề như bạn.
Một vấn đề với dạ dày hoặc đường tiêu hóa đôi khi khiến bạn quá lo lắng, đặc biệt là trong bối cảnh bạn có thể gặp những lời đe dọa về ung thư ở khắp mọi nơi. Bạn bị đau bụng nặng tại đúng một vị trí duy nhất, liệu đó có phải một khối u? Đôi khi, khó tiêu, táo bón hoặc trào ngược axit dạ dày khiến bạn phải từ bỏ những buổi tiệc ăn uống với bạn bè.
Tuy nhiên, có một thực tế là bạn không hề đơn độc, và nhiều khi cũng không cần lo lắng thái quá. Không tin, bạn cứ hỏi xung quanh một bàn tiệc 6 người, kiểu gì cũng có người gặp vấn đề như bạn. Nghiên cứu chỉ ra cứ 5 người thì có 1 người gặp phải vấn đường tiêu hóa, bác sĩ John Kisiel đến từ Mayo Clinic cho biết.
Thật bất ngờ phải không? Bây giờ, hãy xem đâu là 5 chứng bệnh thường gặp nhất liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa:
1. Trào ngược axit dạ dày
Hiện tượng mà bạn cảm thấy bỏng rát trong dạ dày, bụng trên, hoặc thậm chí là ngực và cổ họng sau khi ăn no là axit dạ dày trào ngược. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterology, khoảng một phần năm dân số Mỹ phải đối mặt với các triệu chứng trào ngược axit dạ dày mỗi tuần. Trong khi đó, số liệu thống kê từ một dự án y tế khác chỉ ra 60% người trưởng thành Mỹ gặp triệu chứng này ít nhất một lần trong đời.
Ăn thực phẩm cay nóng, cam quýt hoặc nằm ngay sau khi ăn no là thứ có thể khiến trào ngược axit dạ dày tồi tệ hơn. Chứng trào ngược thường khá phổ biến nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan với nó. Hãy để ý xem có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường đi kèm với tình trạng của bạn. Chẳng hạn như một ngày bạn cảm thấy khó nuốt, giảm cân không rõ lý do hoặc thiếu máu, hãy đến cơ sở y tế. Kisiel nói có thể bạn cần một xét nghiệm tầm soát ung thư.
2. Khó tiêu
Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi hoặc buồn nôn sau khi ăn quá nhiều, đó có thể là chứng rối loạn tiêu hóa, hay còn gọi là khó tiêu. Giống như trào ngược axit dạ dày, chứng khó tiêu khá phổ biến.
Một nghiên cứu trên tạp chí Postgraduate Medical Journal cho thấy từ 20-14% dân số Hoa Kỳ gặp rắc rối với rối loạn tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là bạn cứ hỏi 5 người thì ít nhất 1-2 người sẽ trả lời rằng họ có triệu chứng khó tiêu.
3. Hội chứng ruột kích thích
Trình trạng này có thể xuất hiện dưới hình thức tiêu chảy, táo bón hoặc hỗn hợp cả hai triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón trong một vài ngày, đó chưa phải dấu hiệu để kết luận bạn mắc hội chứng ruột kích thích. Kisiel nói rằng chẩn đoán chỉ được đưa ra khi bạn phải đối mặt với những cơn đau bụng mạn tính, thay đổi tần suất đi tiêu trong suốt 6 tháng.
Hội chứng ruột kích thích thực sự khá phổ biến. Theo Quỹ nghiên cứu Rối loạn tiêu hóa quốc tế, riêng Hoa Kỳ đã có từ 25-45 triệu người mắc hội chứng ruột kích thích và đó là bệnh mạn tính. Phụ nữ thường là đối tượng có nguy cơ hơn nam giới.
Bây giờ, điều bạn cần lưu ý là khi nào thì hội chứng ruột kích thích không còn là chính nó nữa. Một khi có những dấu hiệu lạ như đi tiêu về đêm, đi ra máu, sốt, thiếu máu và giảm cân không rõ lí do, bạn phải đến gặp bác sĩ của mình. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng, đặc biệt là trong lịch sử gia đình bạn có người đã từng bị bệnh trước đó.
4. Táo bón cơ năng
Không đi đại tiện trong thời gian dài được gọi là táo bón, nhưng nó được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón bệnh lý. Táo bón cơ năng không có triệu chứng tắc, viêm ruột, không đau bụng và chướng bụng trong khi táo bón bệnh lý thì có.
Thường thì táo bón cơ năng gây ra bởi nhu động ruột hoạt động không nhịp nhàng. Ở phụ nữ, nó có thể là một dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng sàn chậu, mất phối hợp giữa sàn chậu và cơ bắp hậu môn. Nếu gặp tình trạng này, bệnh nhân có thể điều trị bằng vật lí trị liệu, Kisiel nói.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, cứ 100 người trưởng thành thì có 15 người bị táo bón thường xuyên. Bởi vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn không đơn độc.
Tuy nhiên, nếu cẩn thận, bạn hãy thử hỏi bác sĩ về các xét nghiệm có thể làm để loại trừ các khả năng về táo bón bệnh lý, liên quan đến tắc nghẽn đường ruột hoặc một khối u nào đó trong hệ tiêu hóa.
5. Đau thành bụng
Nếu cơn đau bụng của bạn chỉ xảy ra ở một vị trí nhất định, chắc hẳn bạn sẽ lo lắng về một khối u ung thư? Nhưng nhiều khi bạn không cần phải sợ hãi, bởi nó chỉ là một cơ đau thành bụng. Đau thành bụng có thể rất dữ dội, nhưng không mấy nguy hiểm.
Có một dây thần kinh nào đó ở vùng bụng của bạn đang bị chèn ép và bạn sẽ gặp phải cơn đau kiểu này. Đau thành bụng không tiến triển nặng dần và có thể điều trị bằng tiêm thuốc chống viêm mỗi vài tháng một lần, Kisiel nói. Mặc dù vậy, nếu bạn cảm thấy tình trạng đau bụng của mình trở nên tồi tệ, hãy hẹn gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.
Tham khảo Prevention
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng