Giữa hàng loạt công cụ na ná nhau hiện nay, bạn nên căn cứ vào đâu để lựa chọn được nền tảng web builder phù hợp?
Nhờ hàng loạt công cụ thiết kế website theo template sẵn có mà giờ đây, chẳng cần biết code, ai cũng có thể tự lập một trang bán hàng hay blog nhìn rất chuyên nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên, chọn được một công cụ phù hợp cũng không phải chuyện đơn giản chút nào. Bạn nên cần nhắc những yếu tố nào khi lựa chọn một công cụ website builder?
1. Giá cả
Một ví dụ về bảng so sánh giá các dịch vụ website builder phổ biến hiện nay
Nhiều người có thể khuyên bạn rằng “Quan trọng là sản phẩm chứ giá cả cũng tầm ngang nhau thôi”, thế nhưng đây lại là một lời khuyên thiếu thực tế. Nếu mức phí quá cao so với ngân sách của bạn, hoặc thậm chí là so với mặt bằng chung thì bạn nên cân nhắc kỹ.
Một điều nữa cần lưu ý về chi phí là một số nền tảng xây dựng web có thể yêu cầu bạn trả mức phí ban đầu thấp nhưng lại phải mất thêm rất nhiều chi phí phụ thêm cho các plugin hay dịch vụ kèm theo. Trong khi đó, một số khác có thể sẽ yêu cầu bạn phải trả phí hàng tháng ngay cả sau khi đóng phí mua theme web ban đầu. Tính toán kỹ những điều này cũng là một khâu khá quan trọng.
2. Mức độ dễ sử dụng
Hãy lựa chọn những nền tảng web builder cho phép kéo thả và có giao diện dashboard "sạch thoáng" dễ dùng
Hầu hết người dùng các công cụ xây dựng website (không cần code) đều không có hoặc chỉ có kỹ năng lập trình web rất hạn chế. Nói cách khác thì mục tiêu của bạn nhìn chung là đơn giản hóa quy trình làm website/landing page. Chính vì vậy mà hãy lựa chọn những công cụ thực sự đơn giản, nhất là các công cụ kéo thả các khối nội dung cũng như dễ dàng cho phép bạn tùy chỉnh và xem analytics một cách dễ dàng và trực quan.
3. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Ngay cả khi việc thiết kế web đã trở nên vô cùng đơn giản thì khả năng cao là bạn vẫn sẽ gặp trục trặc trong quá trình thiết lập và vận hành nó. Vậy nên hãy chọn một nền tảng xây dựng web có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo, phản hồi nhanh, thậm chí có thể túc trực chat/email/điện thoại liên tục 24/7 để giải đáp mọi vấn đề cho người dùng.
4. Các tính năng SEO
Có thể bạn sẽ chẳng mấy để tâm đến những khía cạnh kỹ thuật như SEO khi lựa chọn công cụ xây dựng website, nhưng đây lại không phải một hướng đi đúng.
Những công cụ website builder sử dụng công nghệ chuẩn SEO sẽ giúp bạn khởi đầu thuận lợi với thứ hạng tốt trên Google thay vì phải thuê thêm nhân viên SEO về cho trang. Cụ thể, bạn nên chọn các công cụ web builder sử dụng những ngôn ngữ lập trình thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm như HTML5 và đặc biệt nên tránh các nền tảng sử dụng Adobe Flash.
5. Review từ khách hàng, chuyên gia
Hãy xem đánh giá chi tiết các web builder hiện nay theo nhiều chỉ số để tìm ra nền tảng phù hợp nhất với nhu cầu của bạn
Trên trang chính của mình, các nền tảng xây dựng website có thể “chém gió” về trải nghiệm thực sự của khách hàng đối với sản phẩm của họ. Phải làm gì để tránh bị "lừa"?
Đây chính là lúc bạn nên tham khảo ý kiến của những người dùng trước. Đơn giản nhất là ghét thăm các trang review hay các cộng đồng trên Facebook, LinkedIn, Quora, … để dò hỏi cảm nhận. Nếu muốn xem đánh giá chi tiết từng nền tảng theo các chỉ số như mức độ dễ dùng, sự linh hoạt trong thiết kế, mức độ thân thiện với SEO/eCommerce,..., bạn hãy ghé thăm Website Builder Expert để check ý kiến chuyên gia nhé.
Một số nền tảng web builder phổ biến hiện nay:
Web.com: Với Web.com, bạn dễ dàng biết chính xác bạn sẽ nhận được gì với số tiền mình bỏ ra. Công cụ này không thu phí ban đầu nhưng sẽ thu phí duy trì hàng tháng, bao gồm cả hosting, quảng cáo và các dịch vụ bảo trì. Bù lại, bạn sẽ nhận được nhiều tính năng thiết kế web độc quyền cũng như hỗ trợ tốt từ công ty.
Weebly: Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tin dùng Weebly bởi nền tảng này hỗ trợ hàng nghìn template đẹp, dễ sử dụng chỉ với thao tác kéo thả. Bạn sẽ trả phí mua template bạn đầu rồi cân nhắc xem nên đầu tư vào tính năng nào để trả theo tháng độc những tính năng đó mà thôi.
Wix: Bạn sẽ khó mà tìm nổi những người dùng không yêu thích Wix. Wix là một trong những nền tảng website builder hàng đầu hiện nay với nhiều template responsive và một kho ứng dụng/dịch vụ tuyệt vời.
eHost: Không quá nổi như các nền tảng trên nhưng eHost cũng là một công cụ dựng web hàng khủng. eHost cung cấp cho người dùng hỗ trợ tuyệt vời cũng như tên miền miễn phí được bảo đảm.
Shopify: Là công cụ đã quá nổi tiếng với các shop bán hàng online, Shopify cung cấp cho các chủ shop không chỉ hàng loạt giao diện web đẹp mắt mà còn cả một kho ứng dụng khổng lồ với các plugin thú vị hỗ trợ bán hàng như tính năng gợi ý sản phẩm, gắn coupon khuyến mại hay boost sales. Một số lựa chọn tốt khác cho web bán hàng chuyên nghiệp ngoài Shopify là Bigcommerce và Kong với kho template và blog hướng dẫn đa dạng cũng như hỗ trợ khách hàng chu đáo.
Mua tên miền
Cuối cùng, một điều tối quan trọng nữa là tên miền website. Trước khi xây dựng web, bạn cần có một địa chỉ để dẫn người dùng về site. Hiện tại, ngoài các lựa chọn từ vô số nhà cung cấp tên miền thì bạn còn có thể chọn chính các tên miền do chính các nền tảng web builder hỗ trợ cho người dùng với chi phí ưu đãi, thậm chí đôi khi là miễn phí hoàn toàn.
Đừng nóng vội
Nói đến thiết kế web là nói đến sự kiên nhẫn và tỉ mẩn. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định bỏ tiền mua một tên miền/template nào đó xem chúng có thực sự phù hợp với mục đích sử dụng của bạn không.
Tham khảo Entrepreneur
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng