Hãy bỏ ngay thói quen tống mọi thứ cần giặt vào trong máy giặt nếu không muốn càng giặt càng bẩn còn hại máy, hại sức khỏe.
- Máy giặt ở siêu thị giảm giá đến 93%, có nên mua?
- Xiaomi ra mắt máy giặt sấy mini: Khối lượng 1Kg, sấy 0.5Kg, truyền động trực tiếp, khử trùng 95 độ C
- Bỏ 1 chai nhựa rỗng vào máy giặt, tôi công nhận người nghĩ ra mẹo này có IQ "đỉnh nóc"
- Thành quả 3 năm nghiên cứu máy giặt sấy công nghệ Heatpump có AI của Samsung
- Electrolux ra mắt dòng máy giặt và máy sấy UltimateCare mới với công nghệ giặt sấy siêu nhanh
Máy giặt từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực trong việc giặt giũ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều phù hợp để giặt bằng máy, nhất là với loại máy giặt sử dụng cho gia đình. Có 5 thứ không ít người thường vứt vào máy giặt mà không biết rằng giặt vừa không sạch còn tiềm ẩn nguy hiểm:
1. Quần áo có phụ kiện kim loại, hạt trang trí lớn
Những bộ quần áo có phụ kiện kim loại hoặc hạt trang trí có thể rơi ra trong quá trình giặt, làm hỏng lồng giặt hoặc tắc nghẽn ống dẫn. Chúng ảnh hưởng tới quá trình làm sạch của máy giặt và dễ làm xước, rách quần áo khác. Phụ kiện kim loại có thể làm hỏng các bộ phận bên trong máy giặt, dẫn đến tình trạng chập điện hoặc rò rỉ, tạo ra nguy cơ cháy nổ. Tốt nhất nên tháo rời phụ kiện trước khi giặt, nếu không thể tháo, hãy giặt tay.
2. Giày dép
Không hiếm người tống giày dép vào máy giặt cho tiện lợi mà không quan tâm chúng không được sản xuất để làm việc này. Đặc biệt càng hại với giày thể thao, giày có da hoặc giày có gót nhọn, nhiều phụ kiện kim loại. Lúc này, hiệu quả làm sạch vừa kém còn làm bẩn thêm lồng giặt, làm hỏng cấu trúc của giày, làm mất dáng giày và gây hỏng máy giặt vì trọng lượng giày khi ướt. Phụ kiện kim loại còn gây xước lồng giặt cũng như tăng nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Escherichia coli có thể lây nhiễm chéo với đồ giặt khác và lồng giặt gây hại sức khỏe.
3. Một số loại gối
Một số loại gối như gối cao su hay gối thảo dược, lông vũ thường rất nặng khi ướt và dễ bị hư hỏng trong máy giặt. Đặc biệt là gối cao su hoặc gối có lớp thảo dược có thể mất chất lượng hoặc bị vỡ trong quá trình giặt. Hiệu quả làm sạch của nó cũng rất kém, loại bỏ hoàn toàn hóa chất giặt tẩy cũng khó, dễ biến dạng và nhiễm khuẩn chéo nếu giặt chung với quần áo. Gối bị ẩm ướt lâu ngày có thể phát sinh nấm mốc và vi khuẩn, gây nguy cơ các vấn đề về hô hấp, dị ứng hoặc các bệnh về da.
4. Áo khoác lông vũ
Áo khoác lông vũ không thích hợp để giặt bằng máy giặt. Việc giặt áo khoác lông vũ có thể làm mất khả năng giữ ấm của áo, khiến lông vũ bị vón cục, giảm hiệu quả cách nhiệt. Việc giặt máy còn dễ dẫn đến hư hỏng chất liệu bên trong áo, gây xô lệch và mất dáng, trong khi lượng hóa chất giặt tấy khó để làm sạch hết hoàn toàn, gây kích da. Lông vũ hoặc các mảnh vải có thể lọt vào hệ thống ống dẫn của máy giặt, làm tắc nghẽn và gây ra nguy cơ hỏa hoạn hoặc cháy nổ.
5. Chăn dày và lớn
Chăn dày, nặng khi ướt sẽ tăng trọng lượng đáng kể, vượt quá khả năng tải của máy giặt. Điều này không chỉ khiến máy giặt không thể giặt được sạch, hoạt động quá tải mà còn làm hỏng trục xoay và giảm tuổi thọ thiết bị, thậm chí tăng nguy cơ chập cháy. Với các loại chăn bông lớn, máy giặt gia đình vừa không làm sạch hiệu quả mà còn dễ làm xô lệch bông, hỏng chăn. Thậm chí lớp bông bên trong có thể bị rơi ra ngoài làm tắc nghẽn lồng giặt. Nên mang chăn lớn đến tiệm giặt là công nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả giặt sạch.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Daily Mail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng