6 lý do phổ biến gây hiện tượng choáng váng mỗi khi đứng dậy đột ngột

    TNS,  

    Cơn choáng khi ngồi dậy đột ngột có thể không nguy hiểm nhưng nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn.

    Cơn choáng khi ngồi dậy đột ngột có thể không nguy hiểm nhưng nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số loại bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số lý do thường gặp dẫn tới hiện tượng khó chịu này.

    6 lý do phổ biến gây hiện tượng choáng váng mỗi khi đứng dậy đột ngột - Ảnh 1.

    1. Do bạn tập thể thao:

      Chúng ta đều biết vận động viên thường có nhịp tim chậm hơn so với người bình thường. Đó là bởi vì luyện tập thể lực làm tăng sức khỏe của tim, cho phép nó bơm được nhiều máu với ít nhịp bóp hơn. Nhưng, tim đập chậm thường dẫn đến choáng váng khi bạn đang tập các bài tập có cường độ cao rồi dừng lại đột ngột. Vì vậy, sau các bài tập này, bạn nên chọn cách thư giãn cơ bắp từ từ để cơ tim dễ thích nghi hơn.

      2. Do bạn ăn quá ít:

      Nếu bạn uống các loại nước giải khát thay cơm thì bạn nên dừng lại ngay! Đường máu thấp là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến chóng mặt.

      3. Do hạ huyết áp:

      Trong hệ thống tuần hoàn, máu chảy xuống dưới chân nhờ có lực bơm của tim và trọng lực. Ở thời kỳ tâm trương, khi tim giãn ra, máu sẽ được bơm ngược trở lại. Vì một nguyên do nào đó khiến huyết áp thấp (do tuổi tác, do luyện tập thể thao, do thuốc,...), bạn sẽ lập tức bị chóng mặt khi đứng dậy. Vì vậy hãy chuyển tư thế từ từ, tránh đứng dậy đột ngột.

      6 lý do phổ biến gây hiện tượng choáng váng mỗi khi đứng dậy đột ngột - Ảnh 2.

      4. Do bạn quá khát:

      Một lý do chính nữa đó là mức độ Hydrat hóa của cơ thể. Khi uống quá ít nước, máu bị cô đặc và chảy chậm hơn khiến huyết áp hạ. Ngoài ra, nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, màu hồng, hoặc màu da cam, thì bạn nên lập tức cung cấp nước cho cơ thể.

      5. Do bạn quá nóng:

      Nhiệt độ môi trường cao hoặc tập thể hình với cường độ quá nặng có thể gây hoa mắt chóng mặt. Đó là do Cơ thể của bạn bị mất một lượng nước lớn qua mồ hôi. Say nóng có thể gây nên các hậu quả khôn lường. Vì vậy khi cảm thấy quá nóng, bạn nên lập tức tìm cách hạ nhiệt hoặc tìm đến hỗ trợ y tế gần nhất.

      6. Do bệnh lý tiền đình ốc tai:

      Choáng váng thoáng qua khác hoàn toàn với việc quay cuồng liên tục kéo dài. Nếu bạn thấy mọi thứ quay cuồng kể cả khi đang ngồi yên, có thể bạn gặp vấn đề bệnh lý tiền đình ốc tai. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng, vì thế bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.

      Mặc dù hoa mắt chóng mặt là một triệu chứng phổ biến và không nghiêm trọng, nhưng nó rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi triệu chứng này kéo dài liên tục. Nếu thường xuyên gặp tình trạng này, hãy cẩn thận và tới khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể.

      Nguồn: Livescience

      Tin cùng chuyên mục
      Xem theo ngày