6 năm, cơ hội 50 tỷ USD và đây là lý do TV MicroLED được cả thế giới săn đón
MicroLED đang cho thấy những ưu thế vượt trội về mặt công nghệ và trở thành xu thế hàng đầu của thị trường công nghệ hiển thị.
Cơ hội thị trường trị giá 50 tỷ USD
MicroLED là công nghệ hiển thị sử dụng đèn LED kích thước “micro” từ 100 micromet trở xuống. Khi được đặt trên một bảng mạch in (PCB), những đèn LED nhỏ này sẽ tạo thành các pixel. Chúng có thể tạo ra màu sắc tự nhiên, tương phản cao sánh ngang OLED.
Công nghệ này đang trên đà trở thành ngôi sao mới của làng công nghệ hiển thị, bên cạnh 2 đại diện đã quá quen thuộc với người tiêu dùng là QLED và OLED. Một báo cáo tới từ Futuresource Consulting cho biết các tập đoàn sẽ đầu tư tới hơn 10 tỷ USD vào công nghệ này, tạo ra cơ hội cho thị trường đạt tổng giá trị lên tới 50 tỷ USD tới năm 2030.
Với hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng về tất cả các khía cạnh của ngành Công nghiệp Hiển thị Chuyên nghiệp, Futuresource dự đoán rằng công nghệ đột phá MicroLED đang mới chỉ bắt đầu một hành trình đầy ấn tượng. Chris McIntyre-Brown, Giám đốc tại Futuresource Consulting giải thích: "MicroLED đang trên đường trở thành trung tâm của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và AV chuyên nghiệp, công nghệ này sẽ ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhóm liên quan."
Hiện tại, Samsung Electronics được coi là công ty đi trước về công nghệ microLED so với các đối thủ khác như Apple hay LG. Samsung đã sử dụng công nghệ này lần đầu tiên vào năm 2021 trên những chiếc TV 110 inch áp dụng chip LED siêu nhỏ và đạt được thành công ấn tượng, nhận về nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia trong lĩnh vực hiển thị.
5 lý do giúp MicroLED được cả thế giới săn đón
Có nhiều lý do khiến MicroLED trở nên vượt trội và được các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng kỳ vọng nhiều đến thế, trong đó nổi bật là:
- Chất lượng hình ảnh xuất sắc: MicroLED mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời với độ tương phản cao, màu sắc chính xác, và khả năng hiển thị đen đen và trắng trắng. Điều này tạo ra trải nghiệm hình ảnh sống động và chi tiết.
- Linh hoạt và đa dạng: Công nghệ này cho phép tạo ra màn hình với kích thước và tỉ lệ khác nhau mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, cung cấp sự linh hoạt cho nhiều ứng dụng khác nhau từ TV đến bảng điều khiển xe hơi.
- Cấu trúc mô-đun, khả năng lắp ghép: Sử dụng các mô-đun nhỏ, MicroLED giúp tạo ra màn hình tùy chỉnh với độ phân giải cao và kích thước lớn, đồng thời giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.
- Tuổi thọ cao, tiết kiệm năng lượng: MicroLED có tuổi thọ cao và hiệu suất năng lượng tốt, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng so với một số công nghệ màn hình khác. Điều này hỗ trợ xu hướng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
- Tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ: MicroLED không chỉ giới hạn trong lĩnh vực TV, mà còn có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như điện tử tiêu dùng, ô tô, và thiết bị chuyên nghiệp.
Thách thức dành cho tham vọng thống trị của MicroLED
Tuy nhiên, Futuresource cũng chỉ rõ rằng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt trước khi MicroLED có thể giữ vững vị trí của mình trong thị trường điện tử tiêu dùng chung. Đặc biệt, các bước sản xuất quyết định cần phải được hoàn thiện trước khi công nghệ này có thể được tích hợp vào TV tiêu dùng với một mức giá được thị trường chấp nhận.
Đến nay, các nhà sản xuất vẫn gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa sản lượng và duy trì chất lượng đủ, dẫn đến sự có hạn về sẵn có và giá cả cao. Tuy nhiên, việc đầu tư hàng tỷ USD cùng tinh thần “dám làm, dám tiên phong” được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đối với quy trình và trang thiết bị sản xuất. Cả hai yếu tố này đều quan trọng để MicroLED có thể nổi lên.
McIntyre-Brown bình luận: "Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy Samsung, Leyard và Foxconn nổi bật là những người dẫn đầu trong việc tạo ra hệ sinh thái sản xuất MicroLED. Hiện tại, họ có những đối tác phổ biến nhất và chúng tôi kỳ vọng họ sẽ là những người tham gia sớm nhất vào thị trường điện tử tiêu dùng. Các nhà lãnh đạo thị trường điện tử tiêu dùng và Pro AV toàn cầu khác, bao gồm Apple, BOE, LG và Sony cũng đang theo đuổi cơ hội trong lĩnh vực này."
Nổi bật nhất trong số đó chính là công ty đã thương mại hóa TV MicroLED tới thị trường ngay từ những bước đi đầu tiên - Samsung. Trong khi các đối thủ vẫn loay hoay trong việc quyết định có nên thương mại hóa TV MicroLED hay không thì Samsung đã cho ra hàng loạt mẫu TV MicroLED ứng dụng công nghệ lắp ghép dạng mô-đun để tùy biến về kích cỡ.
Tại Việt Nam, các mẫu TV MicroLED kích cỡ từ 76 đến 114 inch đã được giới thiệu vào tháng 8 vừa qua. Khi đó, ông Nguyễn Minh Tâm, Giám Đốc Điều Hành Ngành Hàng Điện Tử Nghe Nhìn, Công ty Điện tử Samsung Vina, chia sẻ: “Là nhà sản xuất TV số 1 thế giới trong 17 năm qua, chúng tôi tự hào và luôn nỗ lực trong việc sáng tạo, cải tiến không ngừng để vượt qua mọi giới hạn. Năm 2023, chúng tôi tiếp tục mang đến các phiên bản TV mới với nhiều tính năng vượt trội, đồng thời tin tưởng sẽ đem lại trải nghiệm nghe nhìn đột phá và khác biệt cho thị trường Việt Nam”.
Việc ra mắt TV MicroLED sớm không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu về công nghệ của công ty Hàn Quốc mà nó còn giải quyết được một vấn đề lâu dài: tối ưu về mặt chi phí. Vì nếu không đưa vào thương mại hóa, sẽ rất khó để một sản phẩm nằm trên giấy về mặt ý tưởng có thể giảm dần giá thành nhanh chóng. Việc Samsung ra mắt các sản phẩm TV MicroLED với mức giá ban đầu khá cao vẫn được coi là một tín hiệu cho thấy chỉ trong vòng vài năm tới nữa thôi, người tiêu dùng sẽ có cơ hội được sử dụng thực tế các sản phẩm này trong gia đình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng