Dù là Android hay bất cứ hệ điều hành khác, bảo mật luôn luôn là một trong những mối quan tâm chính của người sử dụng.
Như chúng ta đã biết, vấn đề bảo mật trên smartphone hiện nay luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Đặc biệt là với smartphone Android, hệ điều hành mở đặc trưng, đang trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ xấu lợi dụng.
Bởi ngày nay, smartphone nói chung, và smartphone Android nói riêng đang trở thành một vật dụng bất ly thân với con người. Do đó, xu hướng lưu trữ dữ liệu cá nhân trên smartphone ngày càng nhiều hơn, nhưng không phải ai cũng biết cách để tự bảo vệ mình khỏi các nguy cơ bị ăn cắp hoặc chiếm đoạt thông tin.
Vậy làm thế nào để cải thiện sự an toàn của những thiết bị cầm tay chạy Android?
1. Luôn sử dụng màn hình khóa
Khi mua mới một chiếc smartphone Android, hoặc cập nhật một phiên bản hệ điều hành mới, chúng ta cần thiết lập ngay chế độ màn hình khóa. Dù là phương thức bảo mật nào, đây là bước đầu tiên giúp chúng ta có thể tự bảo vệ cho các thông tin, dữ liệu cá nhân của mình.
Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các smartphone Android thường cung cấp cho người dùng 3 phương pháp chính là sơ đồ, mã PIN và mật khẩu. Tất nhiên, nếu bạn sở hữu trong tay một thiết bị cao cấp, chúng ta sẽ có thêm những phương thức như mở khóa bằng khuôn mặt hoặc dấu vân tay.
Bởi nếu đã có một màn hình khóa an toàn, nguy cơ bảo mật, cũng như bị lục lọi thông tin trên smartphone đã được giảm đi đáng kể, dù chúng ta đang ở đâu, sử dụng những thiết bị nào. Tất nhiên, kết hợp với những phương pháp bảo mật khác, người dùng smartphone Android sẽ cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
2. Chỉ cài đặt ứng dụng đáng tin cậy
Không giống như các hệ điều hành di động khác khép kín hơn, tính năng mở của hệ điều hành Android cho phép người cài đặt các ứng dụng từ bên ngoài, hoặc không rõ nguồn gốc. Ứng dụng loại này có thể gây phương hại cho dữ liệu của chủ nhân thiết bị.
Do đó, khi tải về một phần mềm nào đó có vẻ thú vị, hãy để ý kĩ tên của nhà sản xuất và nhà phát triển xem liệu đó có phải một thương hiệu uy tín hay không. Nhiều ứng dụng ăn cắp thông tin thường được mạo danh bằng cách hứa hẹn: tăng độ phân giải màn hình, tăng thời lượng pin, tăng tốc độ thiết bị…
Ngoài ra, cơ chế kiểm tra trên Google Play không phải lúc nào cũng chính xác và đầy đủ, do đó việc để lọt các ứng dụng độc hại lên cửa hàng này là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, trước khi cài đặt ứng dụng lên smartphone, người dùng cần tìm hiểu kĩ nguồn gốc ứng dụng đó.
3. Chỉ root máy khi thực sự cần thiết
Trên thực tế, việc root máy đã trở thành câu nói cửa miệng của người dùng Android. Bởi với phương pháp này, người dùng có thể tùy biến nhiều thành phân trên smartphone của mình. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rất nhiều mối hiểm họa khó lường.
Thông thường, dù các ứng dụng ẩn chứa các đoạn mã độc, nhưng các đoạn mã này sẽ không thể làm việc được khi thiết bị chưa được root. Một khi máy đã được root, chính người dùng sẽ tạo điều kiện cho chúng thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó, hãy cần thận trọng khi root thiết bị của mình, hoặc chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết. Còn nếu không, hay giữ nguyên để đảm bảo an toàn.
4. Số hóa dữ liệu
Đa phần khi lưu trữ dữ liệu, nhiều người không biết rằng, họ có thể tự mã hóa dữ liệu của mình. Bởi nếu chiếc điện thoại lỡ rơi vào tay kẻ xấu, điều này sẽ tạo điều kiện cho chúng lợi dụng sơ hở và tiến hành lấy cắp dữ liệu bất kì khi nào.
Chính vì vậy mà hiện nay có nhiều công ty công nghệ như WhatsApp hay Snapchat đã mã hóa toàn bộ ứng dụng của mình. Có rất nhiều phương pháp mã hóa dữ liệu, nhưng chìa khóa bảo mật không phải luôn độc quyền và điều quan trọng nhất là việc người dùng cần giữ được chìa khóa mã hóa cho chính mình.
5. Sử dụng VPN
Không phải bất kì người dùng smartphone nào cũng biết đến VPN. Đây là một kỹ thuật rất phổ biến khi chúng ta muốn thay đổi địa chỉ thiết bị của mình. Trong các trường hợp như chúng ta đang sống ở Việt Nam nhưng lại muốn truy cập thư viện của Mỹ có nội dung phong phú hơn chẳng hạn, lúc đó sẽ cần đến kỹ thuật VPN.
Nhược điểm lớn của kỹ thuật này là nó làm tốc độ mạng chậm đi rất nhiều, bởi dữ liệu phải truyền qua một khâu trung gian. Hơn nữa, nếu sử dụng một số phần mềm VPN miễn phí, chúng ta sẽ không được đảm bảo an toàn về dữ liệu. Chính vì vậy, khi sử dụng VPN, người dùng nên chọn kỹ lưỡng đến các nhà cung cấp uy tín.
6. Thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi
Giống như hệ điều hành cho máy tính, hệ điều cho Android luôn có các lỗ hổng. Đó là lý do vì sao các phiên bản luôn được cập nhật. Đặc biệt các phiên bản đầu tiên thường chứa nhiều lỗ hổng hơn các phiên bản đã cập nhật.
Vì vậy nếu bạn không thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi, thì nhiều khả năng chiếc smartphone của bạn sẽ trở thành mục tiêu lý tưởng cho giới hacker.
Hiện tại, với các dòng máy Nexus, người dùng sẽ thường xuyên nhận được các bản cập nhật định kì do Google phát hành. Tuy nhiên, với các smartphone Samsung, LG hay HTC việc phát hành các bản vá lỗi cho các dòng sản phẩm trở nên mất thời gian và chậm trễ hơn.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng