Tình trạng cha mẹ đi làm xa, bỏ mặc con cái ở quê chơi điện thoại đang dấy lên hồi chuông báo động tại Trung Quốc.
- Buổi sáng đầu tiên tại 4 hàng phở ở Hà Nội ngay sau khi được Michelin vinh danh
- Michelin làm ăn ra sao khi tốn hàng triệu USD xuất bản sách đánh giá nhà hàng?
- Điều hòa buồng lái có mùi lạ, máy bay lao xuống biển khiến 229 người tử vong: Thảm kịch thay đổi ngành hàng không
- Vì sao chim cút lại là loài chim mắn đẻ nhất trong tự nhiên?
- Oclantis: Thành phố dưới nước do bạch tuộc xây dựng
Năm 2020, bé Li Xiaofeng bị thầy cô bắt được khi đang chơi điện thoại trong lớp nhưng chẳng có nhiều hình phạt gì cho cậu bởi bố mẹ đều đi làm xa tận Bắc Kinh. Để giải quyết tình hình, cha mẹ của Li mua cho cậu một chiếc đồng hồ thông minh để có thể theo dõi đứa con cách xa hơn 1.000km.
Thế nhưng cậu bé này chẳng chịu từ bỏ. Mỗi tháng, Li chỉ dám ăn bánh bao và bánh mỳ nhằm tiết kiệm 1.000 Nhân dân tệ, tương đương 140 USD tiền tiêu vặt để mua smartphone.
“Cháu không thể sống thiếu điện thoại. Cháu không dùng smartphone để gọi điện nhiều cho cha mẹ mà chủ yếu dùng để chơi game và xem video, qua đó giết thời gian. Học tập chẳng vui gì và cháu chẳng biết làm gì nếu không có điện thoại”, bé Li nói.
Tờ Sixth Tone cho hay bé Li chỉ là 1 trong số 6 triệu trẻ em miền quê Trung Quốc bị bỏ lại khi cha mẹ lên thành phố làm việc ở xa, khiến những đứa trẻ ở quê chẳng biết làm gì ngoài cắm mặt vào smartphone giết thời gian.
Trên thực tế, tình hình nghiện điện thoại của trẻ em Trung Quốc nghiêm trọng đến mức vào năm 2018, chính phủ đã ban hành lệnh cấm các học sinh cấp 2 trở xuống không được dùng smartphone trong trường. Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục giới hạn độ tuổi vị thành niên khi chỉ được dùng 1 tiếng chơi game online vào cuối tuần.
Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ mang tính hành chính khi khó lòng kiểm soát được hết các trường hợp. Thậm chí một khảo sát của trường đại học Wuhan cho thấy tình hình còn đang dần trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ em miền quê ngày càng nghiện điện thoại thay vì các hoạt động vui chơi giải trí thông thường.
Theo đó, hơn 13.000 trẻ em tại 9 quận trung tâm các tỉnh như Hunan, Hubei và Henan bị bỏ lại khi cha mẹ đi xa làm việc, khiến chúng trở nên nghiện điện thoại như trường hợp của bé Li.
Khảo sát cũng cho thấy hơn 40% số trẻ em bị bỏ lại này sở hữu smartphone và gần 50% khác thì dùng thiết bị của ông bà. Tệ hơn, khoảng 21,3% số phụ huynh đã báo cáo tình trạng nghiện điện thoại của con cái mình, một tệ nạn có thể gây hại đến tương lai con trẻ.
Nghiên cứu của trường đại học Wuhan cho thấy việc nghiện điện thoại không chỉ làm giảm sút kết quả học tập mà còn tác động đến sức khỏe con trẻ, như giảm thị lực của mắt.
Tranh cãi
Cô Fan Yan là một bảo mẫu tại Thượng Hải, để lại 3 người con ở quê nhà tỉnh Jiangsu. Trong đại dịch năm 2020, cô Fan đã mua một chiếc smartphone cho đứa lớn để học trực tuyến, thế rồi bất ngờ kết quả học tập của con mình giảm mạnh.
“Tôi và chồng là những người ít học nên chúng tôi gửi con đến các trường tư. Thế nhưng kể từ khi có điện thoại, con tôi chơi suốt ngày bất kể khi nào tôi gọi kiểm tra”, cô Fan than thở.
Hậu quả của tình trạng này là đứa con lớn trượt tốt nghiệp. Hiện đứa con thứ 2 của cô Fan mới 13 tuổi cũng vừa được mua điện thoại để học trực tuyến nhưng tình hình vẫn lặp lại. Tuy nhiên bản thân cô Fan lại cho rằng ngay cả mình cũng chẳng thể rời mắt khỏi smartphone thì rất khó để quản lý những đứa trẻ.
Trả lời Sixth Tone, chuyên gia He Ran của một tổ chức phi chính phủ cho biết sự đứt gãy kết nối giữa cha mẹ và trẻ nhỏ là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng nghiện điện thoại hiện nay. Khi những đứa trẻ không được giao tiếp, học hỏi với cha mẹ thì chúng sẽ tìm đến những kênh kiến thức tự tìm được mà điển hình trong số đó là các video Tiktok.
Trên thực tế trong suốt 20 năm qua, hàng nghìn trẻ em, thanh thiếu niên Trung Quốc đã bị dán nhãn “nghiện điện thoại” rồi đưa vào các trung tâm cai nghiện để chữa trị. Tuy nhiên chuyên gia tên Tang của Quande Center tại Hunan chuyên điều trị tình trạng này nhận định đây là một triệu chứng tâm lý và cần cách tiếp cận phù hợp thay vì những biện pháp bắt ép.
Đồng quan điểm, phó giáo sư Li Angran của trường đại học New York cho rằng trẻ em sẽ luôn tìm được cách để tạo kết nối, học hỏi cũng như tìm kiếm thú vui cho bản thân. Dù bắt ép thế nào thì cuối cùng chúng cũng sẽ tìm lại với smartphone nếu cha mẹ còn đi làm xa như hiện nay. Bởi vậy thay vì bắt ép thì nên hướng dẫn cách sử dụng đúng mục đích.
“Công nghệ thông tin là một cánh cổng mở cho thế giới Internet và phụ huynh nên đào tạo trẻ em cách sàng lọc những thông tin hữu ích. Nhiều đứa trẻ ở các thành phố lớn hiện nay không chỉ chơi game và xem video mà còn tiếp xúc với lập trình”, phó giáo sư Li nói.
Cũng theo ông Li, những chiếc smartphone chẳng có tội tình gì và nền kinh tế công nghệ hiện nay của Trung Quốc chính ra lại phụ thuộc nhiều vào những chiếc điện thoại di động này. Bởi vậy thay vì cấm đoán hoặc bỏ mặc con trẻ sử dụng sai mục đích, nhà trường và gia đình cần có biện pháp hướng dẫn trẻ em cách dùng điện thoại đúng cách.
Mặc dù vậy, một vấn đề cũ lại nảy sinh là cha mẹ đi làm xa không có thời gian quản lý con cái, còn nhà trường thì vẫn theo truyền thống giáo dục kiểu cũ, ép buộc và kỷ luật.
*Nguồn: Sixth Tone
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng