7 lý do khiến Blog phải chịu "đắp chiếu"

    PV, Vi Dũng 

    Blog đã quá cũ kỹ và lỗi thời trước những hiện tượng Facebook, Twitter.

    Một anh chàng đến gặp chuyên gia tư vấn và nói rằng mình thiếu trầm trọng việc giao tiếp xã hội, cũng như việc cập nhật những gì đang xảy ra quanh anh ta. Anh còn nói rằng có lẽ mình nên mở một trang blog cá nhân. Tuy nhiên gần như ngay lâp tức, vị tư vấn viên đã gạt ý định đó đi, đồng thời hướng dẫn anh ta cách mở một tài khoản Facebook, Twitter cho riêng mình. Sau đây là bảy lý do của vị chuyên gia nọ để khuyến khích mọi người không mở một trang blog riêng.
     
    1. Thiếu thời gian
     
     
    Đối với nhiều người, đặc biệt là những người đã có công việc toàn thời gian ổn định, thì việc viết blog mới đầu có lẽ sẽ rất hứng thú. Nhưng dần dần nó sẽ trở thành một gánh nặng mệt mỏi cho chính bản thân họ. Viết blog thực sự là một công việc tiêu tốn khá nhiều thời gian, ví dụ như tìm đề tài, sửa lại giọng văn trước khi đăng tải, v.v…
     
    2. Thiếu những ý tưởng mới
     
     
    Lý do này được các blogger gọi vui bằng thuật ngữ “Não cạn”. Nhiều người cho rằng Blog là nơi lý tưởng cho việc trích dẫn nhiều nguồn tin mà họ đọc được lại với nhau, và biến nó thành nguồn tin tức của riêng mình. Một số blog đơn giản chỉ làm những việc như thế. Tuy nhiên nếu bạn không muốn bị coi là một kẻ “trộm bài”, thì đừng nên sử dụng phương pháp này, hãy chuyển qua lời khuyên số 3 dưới đây.
     
    3. Kết nối tới những blog khác
     
     
    Nếu như Blog của bạn chỉ có nhiệm vụ chia sẻ tin tức, thì tại sao lại không kết nối trang blog của mình tới nững blog nổi tiếng và có tên tuổi khác, như Engadget? Đây hoàn toàn là một ý tưởng không tồi chút nào.
     
    4. Khả năng viết của bạn bị giới hạn?
     
     
    Có thể bạn nghĩ viết blog là một việc dễ dàng, nhưng nó cũng đòi hỏi từ bạn kỹ năng viết thuộc loại khá. Không phải ai cũng có thể viết blog, đơn giản chỉ vì họ không thể tập trung vào một ý tưởng hay một cái nhìn nhất quán nào đó. Lấy một ví dụ đơn giản, một CEO viết blog, và anh ta/ cô ta “lái” tất cả các chủ đề vào việc giới thiệu một sản phẩm mới của công ty mình.
     
    5. Bạn không có nhiều nguồn thông tin để sử dụng
     
     
    Có thể bạn là một sinh viên chưa ra trường, biết khá nhiều về những trang blog như WordPress nhưng lại chẳng hay biết gì về công việc kinh doanh ngoài đời thực. Hay bạn là một người đã làm một công việc suốt 30 năm, nhưng vẫn không hề có chút quan tâm đến một công việc hấp dẫn khác. Những người như vậy thường có những trang blog rất tẻ nhạt.
     
    6. Bạn dự định trong một tháng mới đăng 1 topic lên blog
     
    Thực sự, tốt nhất là không nên có blog, thay vì “bỏ hoang” nó và viết với tần suất rời rạc. Nó chỉ làm cho người đọc cảm thấy bị bỏ rơi và không còn chút hứng thú nào đến trang web của bạn nữa.
     
    7. Hiểu rằng blog không phải là “liều thuốc tiên” cho mọi vấn đề
     
    Việc viết blog chỉ là một mảng rất nhỏ trong nghệ thuật marketing (hay nói một cách khác, là nghệ thuật cuốn hút người đọc). Và nếu như dựa theo lời nói của những chuyên gia, thì việc viết blog không phải là một cách đơn giản và tiết kiệm để thu hút những người khác.
     
    Vì những lý do kể trên, thay vì mở một trang blog cá nhân và bỏ kha khá thời gian vào đó, chúng ta có vô số lựa chọn: Facebook, Twitter, hay thậm chí là LinkedIn. Những mạng xã hội kể trên quả thực có nhiều ưu điểm hơn việc viết blog truyền thống: tin tức cập nhật liên tục, và thậm chí bạn có thể mặc kệ nó trong vài tuần hay vài tháng để rồi khi sử dụng trở lại, bạn sẽ vẫn được chào đón như ai.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày