7 lý do tại sao sai lầm lớn nhất trong đời bạn là bắt bệnh theo "bác sĩ Google"
Không phải lúc nào Google cũng đúng, đặc biệt là trong chuyện chẩn đoán bệnh tật.
Khi mà Internet ngày càng phát triển và câu nói "cái gì không biết thì tra Google " thành câu cửa miệng, thì đó cũng là nơi mà rất nhiều người luôn tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Tuy nhiên, thắc mắc của bạn là về bệnh tật thì hoàn toàn không nên. Lý do có ngay dưới đây.
1. Bác sĩ Google luôn thổi phồng triệu chứng
Quả thực là khi nhờ "bác sĩ Google" bắt bệnh, bạn có thể nhận được những chẩn đoán tưởng như khá đúng về bệnh tật, nhưng cùng với đó là khả năng thổi phồng triệu chứng lên. Một cơn ho cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm phổi, hay một cơn đau đầu cũng có thể do bạn đã có khối trong u não... Những chẩn đoán này sẽ mang đến những lo lắng không đáng có, khiến bạn suy nghĩ tiêu cực.
2. Những website/ bác sĩ trên Google không đủ uy tín
Có rất nhiều các website và bác sĩ trên Google, nhưng chúng không thực sự đáng tin cậy. Bởi lẽ, rất nhiều trang web đưa thông tin về sức khỏe chỉ để kéo độc giả vào tăng lượt xem rồi tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng, chứ không quan tâm đến độ chính xác của nó. Thậm chí một số trang còn đưa thông tin không có nguồn gốc rõ ràng và chưa được kiểm chứng.
Đã có rất nhiều người đã bị lừa bởi các website và bác sĩ "lang băm" được tìm thấy qua Google, vì vậy bạn nên tỉnh táo khi bắt bệnh trên công cụ tìm kiếm này.
3. Bạn có thể đang tự khiến mình hoảng sợ
Internet chứa vô số những ý kiến trái chiều về cách chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán bệnh, nơi khám bệnh... Thậm chí, nhiều người còn đăng bài lên các nhóm mạng xã hội để nhận được lời khuyên. Nhưng trăm người trăm ý, nên chúng sẽ khiến bạn dễ bị choáng ngợp bởi hàng tá lời khuyên đối lập nhau. Và việc này sẽ khiến bạn càng thêm bối rối, lo lắng chứ không thể tìm ra được câu trả lời đúng.
4. Bạn có thể tự chẩn đoán sai cho bản thân
Khi kiểm tra các triệu chứng của mình với bác sĩ Google, bạn có thể tự chẩn đoán kết quả sai. Quá trình chẩn đoán đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn, và đôi khi bạn phải làm một số xét nghiệm cũng như cần được theo dõi một thời gian thì mới có thể đưa ra kết quả chính xác.
Thói quen tìm kiếm thông tin hay tự kiểm tra theo chỉ dẫn của bác sĩ Google không đảm bảo cho bạn một chẩn đoán đáng tin cậy. Vì vậy, đừng tin dăm ba triệu chứng bệnh tật trên Google đấy nhé.
5. Khiến bạn trì hoãn khám bệnh
Có nhiều lúc vì tự chẩn đoán sức khỏe của mình theo bác sĩ Google mà bạn trì hoãn việc tới bệnh viện kiểm tra. Nhưng như bạn đã biết ở trên thì mọi thông tin mà Google cung cấp cho bạn chưa chắc đã đúng, thậm chí còn sai. Nên đôi khi, sự chậm trễ này có thể khiến bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng và trở nên rất khó chữa.
6. Có nhiều lời khuyên "điên khùng"
Khi không khỏe, bạn sẽ dễ mềm lòng nghe theo những lời khuyên nghe khá vô lý hoặc những bài thuốc tại gia, chữa bệnh theo bài thuốc dân gian được lan truyền trên mạng.
Việc tự chữa bệnh ở nhà có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ của thuốc, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
7. Bác sĩ trên Google không được đào tạo về y khoa
Các bác sĩ phải trải qua ít nhất 5 năm đến 7 năm để học lý thuyết vừa thực hành mới có thể được khám bệnh và bắt đầu đi làm, vì y học là một lĩnh vực rất khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Nhưng nhiều bác sĩ Google "tự phong" lại không có nền tảng kiến thức này nên có thể mắc nhiều sai lầm khi bắt bệnh và đưa ra lời khuyên về chăm sóc sức khỏe.
Khám bệnh với bác sĩ Google tuy tiện lợi, nhanh chóng nhưng không thể thay thế sự chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chính thống. Nếu quá tin tưởng những gì mình đọc trên mạng, bạn có thể chữa bệnh sai cách hay thậm chí làm hại sức khỏe của bản thân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng