7 ý tưởng điện thoại tưởng hay mà thất bại thảm hại, đến ông lớn như Facebook, Google cũng không cứu được
Apple có thể gặp "phốt" cong iPhone, cầm sai cách, Samsung có thể bị lỗi pin gây cháy nổ, nhưng ít ra 2 hãng này chưa từng tạo ra điện thoại nào thất bại thảm hại như những ý tưởng dưới đây.
- Loạt điện thoại chính hãng giá siêu rẻ chỉ từ hơn 2 triệu đồng: Thiết kế đẹp, bền bỉ, pin khủng, có cả mẫu ra mắt 5 năm rồi vẫn bán chạy
- Tăm tia 8 mẫu tai nghe nhìn độc lạ, có loại từ gần triệu giảm chỉ còn vài trăm
- Đây là bộ đôi tai nghe không dây phổ thông mới của JBL: Gọn nhẹ dễ đeo, chống ồn đủ dùng, chống văng nước, giá chỉ từ 1.39 triệu
1. Facebook Phone (HTC First)
Ra mắt năm 2013, HTC First là nỗ lực hợp tác giữa HTC và Facebook để tạo ra một chiếc điện thoại tối ưu hóa mạng xã hội này. Điểm nhấn của máy nằm ở giao diện Facebook Home được tích hợp sâu, cho phép người dùng truy cập các bài viết của mạng xã hội này ngay trên màn hình chính.
Tuy nhiên, sản phẩm thất bại thảm hại do giao diện bị đánh giá là gây rối, không hấp dẫn và thiếu tính thực tế. Người dùng không mấy mặn mà với ý tưởng một chiếc điện thoại "tập trung vào Facebook", đặc biệt khi bản thân ứng dụng này đã hoạt động tốt trên các smartphone thông thường. Ngoài HTC First, 1 vài thiết bị khác như INQ Cloud Touch cũng đi theo hướng tương tự và chịu chung số phận.
2. Điện thoại 3D (LG Optimus 3D, HTC Evo 3D)
Vào đầu thập kỷ 2010, công nghệ 3D từng gây sốt, và LG Optimus 3D cùng HTC Evo 3D ra mắt với lời hứa mang trải nghiệm 3D không cần kính lên điện thoại. Hai máy trang bị camera kép và màn hình hỗ trợ hiển thị hình ảnh 3D.
Tuy nhiên, thực tế sử dụng cho thấy các nội dung 3D quá hạn chế, chất lượng hình ảnh trung bình và việc xem 3D trên màn hình nhỏ nhanh gây mỏi mắt. Công nghệ này bị người dùng coi là "tính năng phụ không cần thiết," dẫn đến việc các hãng sớm từ bỏ hướng phát triển này.
3. Điện thoại lắp ghép module (Project Ara, LG G5)
Project Ara của Google từng là dự án đầy tham vọng với ý tưởng để người dùng tự lắp ráp, nâng cấp từng phần của điện thoại như camera, pin hay màn hình. Dù gây chú ý trong giai đoạn phát triển, dự án bị hủy năm 2016 do gặp khó khăn trong sản xuất, chi phí cao và thiếu sự quan tâm từ người dùng phổ thông.
LG G5 ra mắt năm 2016, cũng thử nghiệm ý tưởng module với các phụ kiện gắn thêm như camera hay pin. Tuy nhiên, cơ chế tháo lắp phức tạp và phụ kiện hạn chế khiến G5 thất bại, buộc LG từ bỏ chiến lược này ngay sau đó.
4. Điện thoại có hệ thống phụ kiện gắn kèm (Moto Z)
Motorola Moto Z giới thiệu khái niệm Moto Mods - các phụ kiện như loa, máy chiếu mini hoặc pin dự phòng có thể gắn vào mặt sau điện thoại. Mặc dù ý tưởng được đánh giá là sáng tạo và có phần thực tiễn nhưng hệ sinh thái phụ kiện mà hãng đầu tư lại quá hạn chế, cộng thêm giá thành cao khiến chúng không thể trở nên phổ biến.
Người dùng cũng không muốn đầu tư thêm vào các phụ kiện đắt đỏ này khi tính năng tương tự có thể tìm thấy trên những thiết bị rời với chất lượng cao hơn. Về lâu dài, dòng Moto Z dần bị loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm của Motorola.
5. Điện thoại màn hình kép (ZTE Axon M, YotaPhone)
ZTE Axon M ra mắt năm 2017 với thiết kế gập mở, cho phép hai màn hình hoạt động độc lập hoặc mở rộng thành một màn hình lớn. Tuy nhiên, thiết kế cồng kềnh, phần mềm không tối ưu hóa và bản lề dễ hỏng khiến sản phẩm thất bại trên thị trường.
Trước đó, YotaPhone - chiếc điện thoại với màn hình e-ink ở mặt sau cũng gặp khó khăn tương tự do tính năng không đủ hấp dẫn và giá bán quá cao so với những gì người dùng nhận lại.
6. Điện thoại bảo mật tối đa (Blackphone)
Blackphone, ra mắt năm 2014, được định vị là smartphone bảo mật cao dành cho doanh nhân và những người ưu tiên quyền riêng tư. Máy tập trung vào các tính năng mã hóa, hạn chế rò rỉ dữ liệu.
Tuy nhiên, với giá cao và giao diện không thân thiện, Blackphone không thể thu hút lượng lớn người dùng. Những đối thủ cùng phân khúc như Silent Circle cũng gặp chung số phận khi thị trường đại chúng không mấy quan tâm đến bảo mật ở mức chuyên sâu.
7. Điện thoại chuyên chơi game đời cũ (Nokia N-Gage)
Nokia N-Gage - dòng máy ra mắt năm 2003 là sự kết hợp giữa điện thoại và máy chơi game cầm tay. Tuy nhiên, sản phẩm bị chỉ trích nặng nề vì thiết kế kỳ lạ, phải tháo pin để thay game và khả năng chơi game không vượt trội hơn các máy chơi game riêng biệt như Game Boy Advance.
Dù bị coi là thất bại, Nokia vẫn bán được khoảng 3 triệu chiếc N-Gage (gồm cả bản cải tiến N-Gage QD) trong suốt vòng đời của sản phẩm (2003-2006). Con số này vẫn là thấp so với mục tiêu ban đầu là 6 triệu máy chỉ trong năm đầu tiên. Điều này khiến N-Gage trở thành một bài học lớn về thiết kế và định vị sai thị trường.
Những năm sau này, các điện thoại chuyên game như Xperia Play của Sony cũng vấn phải thất bại do chưa đáp ứng được kỳ vọng của cả game thủ lẫn người dùng phổ thông, cụ thể là cấu hình yếu, số lượng game ít, giá bán cao và gặp phải nhiều cạnh tranh từ các hệ máy chơi game khác được yêu thích hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng