Trang Airforce-technology.com (của Anh) vừa bình chọn, công bố danh sách Top 10 động cơ máy bay phản lực khoẻ nhất thế giới xưa và nay (tính bằng lực đẩy kN).
1. Độ cơ Pratt & Whitney F135 (191.3kN)
Pratt & Whitney F135 là động cơ của Mỹ, kế thừa phiên bản động cơ phản lực đi trước Pratt & Whitney F119-PW-100, được sản xuất theo hai mô hình dùng cho việc cất và hạ cánh thông thường (CTOL), dùng cho vận tải (CV), và dùng cho mục đích cất và cánh thẳng đứng ( STOVL) cho các thế hệ máy báy chiến đấu F-35 Lightning II.
Dòng động cơ F135 CTOL/CV có lực đẩy tối đa 43,000lb (191.3kN) trong khi đó các biến thể STOL lại có thể tạo ra lực đẩy 41,000lb (182.4kN).
Pratt & Whitney F135 đã từng được trao Kỷ lục Guinesss Thế giới (GWR) cho nội dung động cơ phản lực mạnh nhất, khoẻ nhất thế giới hiện nay.
2. Pratt & Whitney F119-PW-100 (156kN)
F119-PW-100 là động cơ máy bay chiến đấu thế hệ năm đầu tiên trên thế giới, cấp năng lượng cho máy bay F-22 Raptor, giúp chúng đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt lần hai.
Động cơ F119 là công cụ phù hợp nhất cho F-22 Raptor kể từ tháng 4/1991, chính thức được sản hàng loạt và bàn giao cho không quân Mỹ hồi tháng 12/2000.
Đây là động cơ phản lực hai trục quay kết hợp với quạt gió ba cấp, một máy nén 6 chu kỳ, vòi xả bước xoắn 2D, sử dụng cả tuabin thấp áp lẫn cao áp.
3. GE F110-GE-132 (144.5kN)
F110-GE-132 là một trong những thành viên của gia đình động cơ GE dùng cho chiến đấu cơ phản lực của Mỹ. Ưu điểm ít chi tiết động, được trang bị thiết bị tăng cường tiên tiến để giảm chi phí cũng như thời gian bảo dưỡng, đồng thời cải thiện tuổi thọ tối ưu cho động cơ.
F110-GE-132 dài 4,6m, đường kính 1,2m, phù hợp với máy bay chiến đấu F-15E, F-16C/D và F-16E/F, phiên bản mới nhất của dòng máy bay chiến đấu F-16.
4. Saturn-Lyulka 117S (142kN)
Dòng động cơ Saturn-Lyulka 117S (AL-41F1S) do Nga chế tạo, là động cơ phản lực có chức năng đốt sau được nâng cấp từ động cơ AL-31FP, đặc biệt là lực đẩy triệt để. Saturn-Lyulka 117S được trang bị một máy nén áp suất thấp sau nâng cấp, một tua-bin hiệu quả cao và một hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số mới.
Saturn-Lyulka 117S được sử dụng cho máy bay chiến đấu Sukhoi-27/30, nhất là Sukhoi-35, một phiên bản mới của dòng chiến đấu cơ Sukhoi-27.
Động cơ Saturn-Lyulka 117S vẫn kế thừa những ưu điểm của các dòng động cơ đi trước như có luồng phụt thay đổi véc tơ lực đẩy xoay đa chiều. Có thể di chuyển lên-xuống và phải trái không đối xứng, tạo nên một mô hình siêu cơ động.
Trong khi đó, động cơ F-22, máy bay hiện đại thế hệ 5 của Mỹ chỉ có thể di chuyển lên-xuống 2D. Với Saturn-Lyulka 117S cho phép phi công dễ dàng điều khiển máy bay ở mọi mặt phẳng, thao tác linh hoạt, dải tốc độ giữa bay chậm và bay nhanh rất rộng, ư thế mà các loại máy bay tiêm kích khác khó có thể đạt được.
5. Saturn AL-31FN Series 3 (137kN)
AL-31FN Series 3 là động cơ của Công ty cổ phần JSC "Gas-Turbine Engineering RPC "Salut" của Nga chế tạo, có lực đẩy tối đa 30,800lb (137kN), với nhiều tính năng giống với động cơ AL-31F series 42 và AL-31FN series 1và 2.
AL-31FN Series 3 đã có thời gian bay 750 giờ thử nghiệm trên một máy bay J-10 của quân đội Trung Quốc.
Hồ sơ hướng dẫn thiết kế được Nga trao cho Trung Quốc để dùng cho các máy bay chiến đấu J-10 từ tháng Tư 2014.
6. Động cơ Saturn AL-31F ( Series 42) M1 (132kN)
Động cơ Saturn AL-31F ( Series 42) M1 hai trục của Nga là động cơ được nâng cấp từ động cơ AL-31F có lực đẩy và tuổi thọ tương đối dài.
Động cơ Saturn AL-31F từng được dùng thử nghiệm cho máy bay Su-27SM năm 2006, sau đó vào năm 2007 Bộ quốc phòng Nga chính thức nâng cấp.
Sau nâng cấp, Saturn AL-31F trở thành động cơ có lực đẩy phi thường, sử dụng kết hợp một máy nén thấp áp hiện đại và vòi phun phản lực lệch hướng, giúp tăng cường sức mạnh cho các chiến đấu cơ mới nhất như Su-27, Su-27SM, Su-33 và Su-34.
Tổng thể, AL-31 là động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt hệ số hai viền khí thấp có chức năng đốt sau, do Lyulka nay là NPO Saturn của Nga phát triển. Việc thiết kế động cơ này được tiến hành từ đầu thập niên 70 thế kỷ trước, sau khi cuộc thử nghiệm quốc gia được hoàn tất và được đưa vào sử dụng năm 1985.
Từ đây, AL-31 đã trải qua nhiều cải tiến , không chỉ dùng cho máy bay chiến đấu siêu thanh Su-27 mà còn dùng cho cả các loại máy bay khác. Động cơ được thiết kế dưới dạng khối có thể tháo lắp, bao gồm 14 phần để dễ bảo trì.
AL-31 có hệ thống tản nhiệt tốt, có thể hoạt động cao tốc, tốc độ Mach 2, bất kể bay bình thường hay bay ngược đầu xuống đất cũng như có hệ thống điều chỉnh chống quán tính để cung cấp nhiên liệu, giúp động cơ hoạt động ổn định khi máy bay ngừng đột ngột hay tăng tốc bất ngờ khi đốt sau mà không làm gián đoạn việc cung cấp nhiên liệu
7. GE F110-GE-129 (131kN)
F110-GE-129 của tập đoàn GE Aviation, Mỹ được phát triển trên nền động cơ F110-GE-100, sản phẩm đạt ba tiêu chí là an toàn nhất, hiệu suất cao nhất và chi phí rẻ nhất. Động cơ dài 4,6m, đường kính 1,2 m, dùng cho dòng chiến đấu cơ F-16C/D và F-15 như F-15K, F-15SG, F-15 và F-15SA
8. Động cơ Pratt & Whitney F100-PW-229 (129.7kN)
Pratt & Whitney F100-PW-229 F100-PW-229 hay còn gọi là động cơ hiệu suất tăng cường (IPE) được sản xuất bởi Pratt & Whitney của Mỹ, phổ biến dùng cho các loại máy bay phản lực chiến đấu tiên tiến.
IPR không chỉ có lực đẩy lớn mà còn xem là động cơ an toàn nhất trong số các động cơ phản lực hiệu suất cao nhất trên thế giới hiện nay.
Một trong những ưu thế của động cơ Pratt & Whitney F100-PW-229 là gói nâng cấp động cơ (EEP), dùng ngay dòng động cơ F100-PW-229 mới nhất hiện đang được sản xuất. Các cấu hình EEP mới được trang bị Hệ điều khiển động cơ điện tử (DEEC),có thể kéo dài tuổi thọ từ 7 năm đến 10 năm cho các chiến đấu cơ như F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon.
9. Saturn AL-31F/AL-31FN (124.5kN)
Saturn AL-31F/AL-31FN là động cơ phản lực hai trục, phát triển bởi tập đoàn vũ khí OAO NPO Saturn của Nga, phiên bản nâng cấp của động cơ AL-31F, đồng thời là cơ sở cho biến thể động cơ AL-31FP dùng cho Su-30MKI và các loại máy bay chiến đấu khác của Nga, đặc biệt là Su-30MKM.
Động cơ AL-31FN có trọng lượng thô 1,538kg được trang bị ống dẫn bên trong và bên ngoài với vòi phun phản lực toàn biến và chức năng đốt sau.
AL-31FN từng được bán cho Không quân Trung Quốc để trang vị cho máy bay chiến đấu Chengdu J-10.
Theo Báo Đất Việt
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng