Adobe tăng giá sử dụng dịch vụ Creative Cloud, ta đi kiếm phần mềm chỉnh ảnh nào để thay thế Lightroom?
Có lẽ đã đến lúc xóa bỏ sự phụ thuộc vào hệ thống Creative Cloud của Adobe?
Adobe mới đây đã tăng giá dịch vụ các sản phẩm Creative Cloud của mình, trong đó bao gồm phần mềm chỉnh sửa được các nhiếp ảnh gia tin dùng là Adobe Lightroom.
Sau vụ việc này, nhiều nhiếp ảnh gia cảm thấy không hài lòng với các làm việc của Adobe và muốn ngừng sử dụng phần mềm của họ. Thật may mắn rằng trên thị trường có rất nhiều phần mềm có thể thay thế được Lightroom.
Những gì bạn cần biết trước khi chuyển hệ thống chỉnh sửa
Điều quan trọng nhất trong quá trình chỉnh sửa ảnh là sự tương thích giữa người dùng và phần mềm, nên nếu thay thế Lightroom bằng cách phần mềm khác thì nhiếp ảnh gia sẽ phải làm quen với chúng trước khi có thể sử dụng được thành thạo.
So sánh cách xử lý hình ảnh tự động (Auto) của các phần mềm hậu kỳ
Kèm theo đó, các phần mềm khác Lightroom cũng có nhiều sự khác biệt người dùng nên biết:
- Mỗi phần mềm có cách xử lý ảnh RAW khác nhau, nên sẽ cho chất lượng hình ảnh cũng không giống nhau một chút nào.
- Các phần mềm này có thể sẽ không hỗ trợ một số dòng máy ảnh nhất định. Ví dụ như phần mềm của riêng Nikon chắc chắn sẽ chỉ tương thích với ảnh của máy Nikon mà thôi!
- Nếu bạn chỉ chỉnh sửa nhẹ, thì bất cứ phần mềm nào cũng có thể đáp ứng được
- Khả năng hiển thị thông tin đính kèm (Metadata) có thể kém hơn so với Lightroom - có thể là nhược điểm với một số người.
Giá: 60 USD, kích thước 318MB
Một phần mềm có tính tùy chỉnh cao, người dùng có thể thêm hoặc bớt những tính năng theo đúng cách sử dụng của mình. Với tính năng này, những người mới sử dụng có thể đơn giản hóa không gian làm việc (workspace), và thêm những thứ mới khi trình độ tăng dần lên. Luminar cũng có một tính năng mang tên 'Looks', áp dụng chỉnh sửa toàn ảnh giống với Preset của Lightroom, nhưng có khả năng xem trước hiệu quả hơn.
Phần mềm cũng có một vài tính năng chỉnh sửa bằng trí tuệ nhân tạo (AI), nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu phần trong đó có sự đóng góp của 'trí tuệ nhân tạo'. Tính năng được sử dụng nhiều nhất là AI Image Enhancer, tăng độ tương phản và độ đậm màu, nhưng không làm tăng nhiễu trong ảnh.
Giá 79.99 USD, kích thước 1.63GB
ON1 Photo RAW 2019 là một phần mềm rất mạnh mẽ, nhiều tính năng đến mức có thể chạy hơi chậm trên những máy yếu (Lightroom đáng tiếc cũng gặp tình trạng tương tự). Điểm hay của ON1 đó là người dùng không cần phải 'Nhập' ảnh giống như Lightroom, mà phần mềm sẽ tự động 'scan' máy tính để tìm những bức hình có thể chỉnh sửa.
Cùng với những tính năng chỉnh sửa thông thường, ON1 cũng có chỉnh sửa theo lớp (mask) giống với Photoshop. Thêm vào đó, họ cũng có một vài tính năng chỉnh sửa nhanh dành cho từng thể loại chụp hình riêng biệt như 'Phong cảnh' hay 'Chân dung'.
Giá 20 USD 1 tháng, kích thước 640MB
Capture One là phần mềm duy nhất trên thị trường hiện nay thuộc sở hữu của một hãng sản xuất máy ảnh (Phase One) nhưng sử dụng được với tất cả những máy ảnh khác trên thị trường. Một trong những ưu điểm lớn nhất của Capture One so với Lightroom đó là khả năng xử lý ảnh tự động của phần mềm này tạo ra các bức ảnh đẹp hơn (nhờ vào quá trình nghiên cứu màu sắc lâu năm của Phase One).
Capture One cũng được nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng để chụp hình tethered hơn là Lightroom, đơn giản vì phần mềm này được thiết kế tốt hơn cho công việc này. Giống như ON1, Capture One có chỉnh sửa toàn ảnh và chỉnh sửa theo lớp (mask), nhưng sử dụng trên thực tế thì cho tốc độ nhanh hơn. Điểm yếu lớn nhất của phần mềm này là giá bán khá cao (299 USD hoặc 20 USD / 1 tháng).
Từ 129 USD, kích thước 449MB
DxO Labs mua lại Nik từ Google 2017 và tạo ra phần mềm chỉnh sửa DxO Photolab 2. Tính năng 'ăn điểm' nhất của DxO Photolab 2 đó là U-Point, giúp người dùng chỉnh sửa theo lớp bằng cách nhấn vào từng thành phần trong ảnh, chứ không cần phải 'bôi vẽ' tốn thời gian như Lightroom hoặc Photoshop.
Một số tính năng hay khác của DxO Photolab 2 đó là DxO Smart Lighting - tăng chi tiết cho những bức hình HDR hay DxO ClearView Plus - tăng độ nét, giảm mờ (haze) trong bức hình. Đây là một phần mềm được thiết kế đặc biệt nhất, nên cũng cần thời gian học tập trước khi sử dụng được thành thạo.
Lời kết
Adobe không chỉ có Lightroom, mà có các phần mềm khác nữa hoạt động nhịp nhàng với nhau. Chính vì điều này mà những ai đã 'lún sâu' vào hệ thống Creative Cloud, sử dụng nhiều phần mềm thì có lẽ việc chuyển hệ thống là rất khó khăn.
Nhưng đối với các nhiếp ảnh gia, thì tất cả những lựa chọn trên đều là những phần mềm thay thế tốt cho Lightroom. Hiện đang có rất nhiều video giới thiệu, hướng dẫn chỉnh sửa ảnh khác nhau, nên bây giờ là một thời điểm 'chín' dành cho những ai muốn tìm hiểu các hệ thống ngoài Adobe.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng