Ai cũng biết Spotify là để nghe nhạc rồi nhưng còn quá nhiều điều về “gã khổng lồ" này mà bạn chưa biết
Vào hôm qua (13/3), người tiêu dùng Việt Nam đã có thể tải ứng dụng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới Spotify về các thiết bị di động của mình. Đây thực sự là một tin vui cho cộng đồng yêu nhạc nước nhà. Và dưới đây là những câu chuyện thú vị về Spotify từ những ngày đầu ra mắt cho đến nay.
Spotify: Ứng dụng nghe nhạc phổ biến và được ưa thích nhất thế giới
Spotify là một dịch vụ âm nhạc trực tuyến được phát triển bởi công ty Spotify AB tại Thụy Điển, một công ty do Daniel Ek và Martin Lorentzon khởi xướng.
Spotify là một dịch vụ âm nhạc trực tuyến được phát triển bởi công ty Spotify AB tại Thụy Điển, một công ty do Daniel Ek và Martin Lorentzon khởi xướng. Cả nhà sáng lập đều không phải là những "tay mơ" khi Daniel từng là Giám đốc Công nghệ của Stardoll, một game về thời trang trên nền tảng web với cộng đồng lên tới 400 triệu người, còn Martin là người đồng sáng lập TradeDoubler, một công ty về giải pháp mạng và công nghệ, có mạng lưới với 180.000 website tin tức và 2500 nhà quảng cáo.
Kể từ khi được ra mắt vào năm 2008, Spotify đã liên tục phát triển nhanh chóng, từ 1 triệu người đăng ký trả tiền vào năm 2011 lên tới 60 triệu người trả tiền trong tổng số 140 triệu người dùng thường xuyên vào năm 2017 (trong khi Apple Music chỉ có 25 triệu). Spotify đã có mặt tại hầu hết các nước châu Âu, châu Mỹ, Úc, New Zealand, và một phần của châu Á. Các thiết bị hiện đại, bao gồm máy tính chạy hệ điều hành Windows, macOS và Linux, cũng như điện thoại thông minh và máy tính bảng đều có thể tiếp cận kho dữ liệu lên tới hơn 30 triệu bài hát của ứng dụng Spotify.
Chuyện hài hước về sự ra đời của tên gọi Spotify
Daniel, CEO và nhà sáng lập của Spotify thú nhận trên Quora rằng: "Martin và tôi đang ngồi trong những phòng khác nhau và tranh luận về tên gọi của ứng dụng. Chúng tôi thậm chí còn dùng cả phần mềm chế ngôn ngữ và mấy thứ tương tự".
Daniel, CEO và nhà sáng lập của Spotify thú nhận trên Quora rằng: "Martin và tôi đang ngồi trong những phòng khác nhau và tranh luận về tên gọi của ứng dụng. Chúng tôi thậm chí còn dùng cả phần mềm chế ngôn ngữ và mấy thứ tương tự. Và rồi bỗng nhiên, Martin hét lên cái gì đó mà tôi nghe nhầm thành Spotify.
Tôi nhanh chóng tìm trên mạng và nhận ra không có kết quả nào cho cái tên đó. Vài phút sau, chúng tôi đăng ký tên miền và thế là xong.
Sau đó chúng tôi thấy khá xấu hổ khi thừa nhận chuyện đó nên chúng tôi dựng lên chuyện là cái tên được kết hợp giữa SPOT (điểm) và IDENTIFY (nhận ra)".
Nghi vấn Spotify "bóc lột" nghệ sĩ
Không như các dịch vụ âm nhạc khác luôn áp dụng một mức hoa hồng cố định, Spotify sử dụng một công thức phức tạp để xác định số tiền mà các nghệ sĩ kiếm được từ việc phát nhạc.
Các nhãn hàng lớn có thể nhận được một khoản tiền khá lớn từ Spotify, nhưng không phải tất cả số tiền đó sẽ đến với các nghệ sỹ. Và không phải tất cả nghệ sĩ đều có được doanh thu từ Spotify giống như nhau mà phụ thuộc vào hợp đồng của họ với nhãn hàng, nên một số nhạc sĩ chỉ có thể nhận được 15 đến 20% doanh thu trực tuyến mà họ mang lại.
Không như các dịch vụ âm nhạc khác luôn áp dụng một mức hoa hồng cố định, Spotify sử dụng một công thức phức tạp để xác định số tiền mà các nghệ sĩ kiếm được từ việc phát nhạc.
Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến số tiền người nghệ sĩ nhận được như quốc gia mà khách hàng nghe nhạc hay giá trị tiền tệ ở quốc gia đó. Tuy nhiên, Spotify thừa nhận khoản chi trả "mỗi lần phát" trung bình cho chủ bản quyền vào khoảng từ 0,006 đến 0,0084 đô la (khoảng từ 136 đến 190 đồng/lần phát). Điều này dẫn đến nhiều nghi ngờ rằng, Spotify đang "bóc lột" các nghệ sĩ với mức chi trả quá bèo theo như tính toán của một nhà báo trên the Verge. Cây bút Lizzie Plaugic cho rằng cho rằng, anh ta chỉ phải trả khoảng 2,24 đến 3,03 USD/năm (khoảng từ 51.000 đến 69.000 đồng) để nghe nhạc của một nghệ sĩ.
Spotify nghênh chiến với Apple
Mặc dù chỉ mới 8 năm tuổi, Spotify đã có trận chiến đầu tiên với ông lớn Apple trên chiến trường dịch vụ âm nhạc trực tuyến, nơi Apple đang gần như thống trị với Apple Music. Tháng 7-2015, Spotify khởi động một chiến dịch bằng email, kêu gọi khách hàng huỷ đăng ký ứng dụng Spotify trên App Store của iOS mà chuyển sang đăng ký lại trên website của công ty với mục đích loại bỏ 30% mức phí mua phần mềm của Apple.
Mặc dù chỉ mới 8 năm tuổi, Spotify đã có trận chiến đầu tiên với ông lớn Apple trên chiến trường dịch vụ âm nhạc trực tuyến, nơi Apple đang gần như thống trị với Apple Music.
Apple đối phó ngay bằng cách ngăn chặn bản cập nhật sau đó của Spotify khiến trưởng ban pháp chế của Spotify phải gửi thư phàn nàn với người đồng cấp tại Apple rằng, Apple đang có hành vi lợi dụng quyền hạn của mình để cạnh tranh không lành mạnh với Spotify. Apple phúc đáp rằng, họ trừng phạt Spotify vì đã "không tuân thủ các quy định chung được đưa ra cho tất cả mọi người" và không có hành động nào là "vi phạm các luật về chống độc quyền".
Spotify sau đó bắt đầu "trừng phạt" các nghệ sĩ độc quyền của Apple Music bằng cách giảm tần suất xuất hiện của họ và giảm cơ hội quảng cáo, đồng thời cùng một số công ty khác đệ đơn lên cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) buộc tội Apple và Google "lạm dụng vị trí đặc quyền ưu tiên của họ" với tư cách là người dẫn đầu thị trường, nhấn mạnh rằng, hai công ty đó đã biến mình từ "cửa ngõ" thành "người giữ cửa".
Công thức thành công của Spotify
Sự phát triển nhanh chóng của Spotify đến từ việc công ty đã tận dụng được thời cơ khi thị trường âm nhạc đang ở trong "bóng tối" của vi phạm bản quyền.
Sự phát triển nhanh chóng của Spotify đến từ việc công ty đã tận dụng được thời cơ khi thị trường âm nhạc đang ở trong "bóng tối" của vi phạm bản quyền, người dùng liên tục tải về các bản nhạc lậu vì thiếu các nguồn hợp pháp. Spotify đã cung cấp một nền tảng thích hợp giúp cho việc chi trả bản quyền âm nhạc dễ dàng hơn và đồng thời công nghệ phát triển cũng giúp tăng cường việc xử lý các trang web vi phạm bản quyền trở nên dễ dàng hơn.
Tiếp theo, Spotify giải quyết vấn đề bộ nhớ khi người dùng chỉ cần nghe nhạc trực tiếp từ máy chủ mà không cần tải về máy và điều này cũng giải quyết vấn đề chia sẻ phi pháp. Tuy vậy, việc không tải được bài hát thường khiến người dùng có thể cảm thấy họ mất quyền sở hữu bài hát họ chi trả. Do vậy Spotify giải quyết sự bất tiện đó bằng cách cho phép người dùng chỉ cần "trả một lần" phí thuê bao hàng tháng thay vì phải trả theo từng bài như các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến khác. Từ đó biến việc nghe nhạc giống như xem truyền hình. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về nghe nhạc trực tuyến vì trước Spotify, chưa ông lớn nào, kể cả Apple, làm được điều đó.
Công ty liên tục nhận được được các khoản đầu tư từ nhiều hình thức gọi vốn khác nhau và đi kèm với đó là giá trị công ty cũng tăng trưởng liên tục:
- Năm 2011 công ty nhận 100 triệu USD đầu tiên và được định giá 1 tỷ USD.
- Năm 2012, công ty nhận 100 triệu USD đầu tư từ ngân hàng Goldman Sachs và được định giá 3 tỷ đô.
- Năm 2015, công ty nhận 526 triệu USD tiền đầu tư sau một vòng gọi vốn và được định giá 8,53 tỷ đô.
- Tháng 1 năm 2016, công ty gọi thêm được 500 triệu USD bằng trái phiếu chuyển đổi
- Tháng 3 năm 2016, công ty vay thêm 1 tỷ USD từ nhà đầu tư với lãi suất 5%/năm
- Năm 2017, Spotify được định giá lên tới 19 tỷ USD, mỗi cổ phần đã đạt mức 4000 USD.
Cho đến nay, Spotify đã đóng góp 5 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc và 55% doanh thu từ ứng dụng này được dùng để chi trả tiền bản quyền. Công ty Spotify đã hợp tác với hàng loạt các ông lớn trong ngành công nghệ và giải trí như Sony, SXSW, Microsoft, Tencent Music.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng