Ai cũng từng ước có một chiếc máy nuôi thú ảo nhưng chẳng mấy người hay nó ra đời như thế nào
Máy nuôi thú ảo là một món đồ chơi công nghệ từng gây sốt với thế hệ 8x, 9x đời đầu.
Mặc dù được biết đến ở Việt Nam nhiều hơn với tên gọi "máy nuôi thú ảo", cái tên Tamagotchi của món đồ chơi này là sự kết hợp của 2 từ Tiếng Nhật たまご (tamago, hay 'trứng') và ウオッチ (Uocchi, hay 'xem'). Tamagochi được tạo ra bởi một nhân viên Bandai có tên Aki Maita cùng sự trợ giúp của Akhirio Yoki đến từ công ty đồ chơi WIZ. Theo một bài phỏng vấn, Maita nghĩ ra ý tưởng một chiếc máy nuôi thú ảo sau khi xem một đoạn quảng cáo trên TV với hình ảnh một cậu học sinh Nhật Bản mang theo rùa đến trường. Thời điểm đó, không nhiều trẻ em Nhật được nuôi thú cưng. Sau khi nghiên cứu thị trường, Maita quyết định sẽ tạo ra một món đồ với kích thước nhỏ, dễ dàng bỏ túi và có hình quả trứng.
Đây là "mẹ đẻ" của những chiếc máy nuôi thú ảo.
Máy Tamagotchi đầu tiên được ra mắt vào năm 1996 và ngay lập tức trở thành một cơn sốt tại Nhật Bản. Bandai khi ấy thực tế không quá tự tin vào sức hấp dẫn của món đồ chơi này và chỉ sản xuất vài nghìn máy đợt đầu. Nhận ra cơn sốt mới, Bandai ngay lập tức đẩy mạnh quá trình sản xuất và doanh số năm đầu của Tamagotchi đã lên tới hàng triệu máy. Ở Mỹ, Tamagotchi cũng được đón nhận nồng nhiệt. Cửa hàng đồ chơi FAO Schwartz bán được 10.000 máy trong vỏn vẹn 24 giờ khiến họ phải dùng xe tải để vận chuyển mới kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Không chỉ ở quê nhà, Tamagotchi còn gây sốt ở rất nhiều nơi khác, trong đó có cả thị trường khó tính như Mỹ.
"Tôi đang dạy xã hội hiện đại Nhật Bản ở Đại học Houston khi Tamagotchi gây sốt," Merry White, một giáo sư chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản chia sẻ. "Ở nhiều bể bơi, người ta còn thuê cả những người "nhắc chơi Tamagotchi" để đảm bảo thú cưng của những đứa trẻ không "qua đời" khi chúng đang bơi". Có thể bạn chưa biết, những phiên bản đầu tiên của Tamagotchi không cho phép người dùng "tạm dừng" vòng đời của thú ảo bằng bất kì cách nào.
Doanh số Tamagotchi bắt đầu giảm nhanh từ năm 2011.
Nếu từng chơi Tamagotchi và còn nhớ, bạn sẽ bắt đầu hành trình nuôi thú với một quả trứng. Sau vài phút, trứng sẽ nở và một thú cưng bé con sẽ xuất hiện. Trong bản gốc trò chơi này, thú cưng sơ sinh có tên Babytchi. Người chơi sẽ chăm sóc thú cưng của mình bằng một số nút bấm trên máy, ví dụ như cho ăn, dọn dẹp... Ngoài ra, bạn còn phải giữ chúng hạnh phúc bằng cách chơi các trò chơi. Việc cho ăn và dọn dẹp cũng cực kì quan trọng. Nếu quá bẩn, thú cưng của bạn có thể bị ốm. Dần dần, thú cưng sẽ "tiến hóa" lên các bước tiếp theo.
Khi không được người chơi quan tâm, thú cưng có thể sẽ "qua đời". Trong phiên bản gốc ở Nhật Bản, một bia mộ sẽ hiển thị trên màn hình đánh dấu sự "ra đi" của một chú thú cưng. Tuy nhiên, ở phiên bản tại Mỹ, hình ảnh này có vẻ đã được giảm nhẹ và thay thế bằng hình ảnh thú cưng có cánh và bay trên màn hình. Bandai giải thích rằng đây là lúc thú cưng "trở về với hành tinh mẹ của mình."
Đến nay, những chiếc máy Tamogotchi không còn dễ mua như trước nhưng vẫn có nhiều cách để bạn trải nghiệm trò choi này nếu muốn, ví dụ như thông qua các ứng dụng di động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng