AI – trí tuệ nhân tạo đã giúp hình ảnh và âm thanh trên TV trở nên sống động hơn như thế nào?
"Hình - âm" đều có thể được cải thiện chỉ bằng cách ứng dụng AI, nhưng làm như thế nào?
Chúng ta đã nghe nói nhiều về tính ứng dụng của AI trong thực tế, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. AI giúp chúng ta chẩn đoán bệnh tốt hơn cả các bác sĩ đầu ngành, AI có thể dự đoán xu hướng của thị trường chứng khoán chính xác hơn cả những bộ não hàng đầu, và AI cũng có thể tái tạo hình ảnh từ xấu thành đẹp giỏi hơn cả những tay Photoshop tốt nhất. Điển hình như mới đây, chiếc TV QLED 8K - hay chiếc TV AI đầu tiên của Samsung đã có thể "nâng cấp" độ phân giải hình ảnh từ mức thông thường (720p, 1080p, 2K, 4K…) trở nên sát với 8K nhất. Không chỉ có vậy, âm thanh trên chiếc TV AI này cũng khác biệt so với bình thường, khi có thể tùy biến thay đổi theo nhu cầu người xem và nghe.
Nâng cấp chất lượng hình ảnh lên 8K
Có mặt trong buổi tọa đàm mang tên "AI và những ứng dụng trong cuộc sống con người" là 4 chuyên gia hàng đầu về Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, bao gồm thầy Nguyễn Xuân Hoài, Phó giáo sư Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần VCCorp, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Tiến sĩ giảng viên CNTT trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sáng lập viên và phụ trách R&D cho startup Vbee, cùng anh Bùi An, nhiếp ảnh gia và là Chuyên gia công nghệ trên diễn đàn HD Việt Nam. Các chuyên gia đã được kiểm thử tận mắt chất lượng thực tế của chiếc TV QLED 8K, sử dụng AI để "nâng cấp" hình ảnh và "chọn lọc" âm thanh.
Về phương thức vận hành của chiếc TV 8K, hãy nhìn hình ảnh phía trên và bạn sẽ hiểu AI đã làm như thế nào để "nâng cấp" hình ảnh.
Bằng cách học hỏi từ cơ sở dữ liệu gồm hàng triệu hình ảnh khác nhau, TV QLED 8K tự phân tích và sử dụng các bộ "giảm nhiễu", tái tạo lại hình ảnh để cho ra kết quả cuối cùng sắc nét nhất. Nói về việc này, thầy Hoài nhận xét: "Samsung đã dùng công nghệ UpScaling - tương tự như việc zoom in (hay phóng to) một hình ảnh lên. Khi phóng to lên như vậy, một số pixel sẽ bị không có, lúc này có thể dùng AI để dự đoán pixel nào sẽ tạo nên các chi tiết, dựa trên việc học các đặc trưng của hình ảnh và từ đó tạo ra các pixel bị mất khi phóng to lên. Bên cạnh đó, để hình ảnh được sắc nét, còn cần đến các bộ lọc để giảm nhiễu hình ảnh khi upscaling. Nhưng để giảm nhiễu hiệu quả còn cần phụ thuộc ngữ cảnh của hình ảnh. Lúc này AI sẽ thiết kế ra các bộ lọc giảm nhiễu, và nhận biết ngữ cảnh hình ảnh để áp dụng các bộ lọc phù hợp".
Anh Bùi An là một chuyên gia trong lĩnh vực hình ảnh, cũng là người đã được chứng kiến khả năng "nâng cấp" hình ảnh từ 720p lên 8K của TV QLED 8K bổ sung thêm: "Bên cạnh AI, Samsung còn có một cơ sở dữ liệu về màu sắc với hàng triệu bức ảnh được lưu trong con chip chuyên dụng Quantum Processor 8K. Nhờ vậy, khi cần nó có thể lấy dữ liệu ra một cách nhanh chóng để xử lý theo kịp tốc độ 30fps (khung hình/giây). Do vậy, mang lại trải nghiệm rất tốt về hình ảnh. Trước đây khi TV 4K mới xuất hiện, Samsung cũng từng áp dụng công nghệ tương tự để upscale nội dung từ Full HD lên 4K, và giờ đây với TV 8K, công nghệ này càng trở nên quan trọng hơn nữa. TV 8K của Samsung hiện tại đang làm rất tốt điều này khi có thể upscale cả chương trình truyền hình VTV1 VTV3 chuẩn HD 720p, cho hình ảnh đẹp và rõ dù quan sát trong phạm vi 2m".
Nhưng để làm được điều này, TV cần một con chip thực sự đủ mạnh. Anh Tuấn, Giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần VCCORP tin rằng: "Trên thực tế, tiến bộ quan trọng nhất của AI trong khoảng 15 20 năm gần đây là tăng tốc tính toán, xử lý, còn đối với 5 năm gần đây nhất, đó là tập trung vào khả năng thực hiện các tính toán này ngay trên thiết bị, thay vì trên các trang trại máy chủ khổng lồ như trước. Việc thực hiện ngay trên thiết bị cho phép tốc độ xử lý mạnh hơn và nhanh hơn, có thể đạt tới đơn vị hàng mili giây thay vì phải chờ nhiều giờ đồng hồ".
Chọn lọc âm thanh bằng AI
Bằng cách sử dụng AI, chiếc TV này còn có thể biết được bạn đang xem chương trình gì để điều chỉnh âm thanh cho phù hợp nữa. Ví dụ mình đang xem bóng đá thì sẽ tự động chuyển thành hệ thống âm thanh như đang ở sân vận động chẳng hạn, hoặc khi xem phim hành động, phim kinh dị, âm thanh cũng sẽ tự điều chỉnh để mang lại cảm giác như ở ngoài rạp.
Chị Thu Trang là đồng sáng lập startup Vbee, chuyên về phân tích và chuyển thể giọng nói bằng AI giải thích: "TV vốn đã có chế độ về hiệu ứng âm thanh, để người dùng có thể điều chỉnh bằng tay, như khi đang xem thể thao, xem phim hoặc nghe nhạc. Do vậy, có thể tính năng này sẽ giúp con người không phải điều chỉnh thủ công nữa. Ví dụ, TV có thể tự động nhận diện về mặt hình ảnh kết hợp với âm thanh của chương trình TV để dự đoán tính chất video đang chiếu là gì, để đưa ra chế độ âm thanh phù hợp. Ngoài ra TV AI còn có tính năng lọc thoại, khi các tạp âm của môi trường làm át lời thoại của nhân vật. TV AI sẽ lọc ra tiếng của môi trường xung quanh để kích âm tiếng thoại của nhân vật lên và làm cho nó rõ nét hơn".
Qua 2 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng bằng cách ứng dụng AI một cách hợp lý, cuộc sống con người dần thay đổi theo chiều hướng tích cực. Không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống trong những lĩnh vực vĩ mô, cao siêu như y tế hay kinh tế, AI đã và đang hoàn thiện những khía cạnh nhỏ nhất mang tính giải trí cho con người, khởi đầu từ chiếc smartphone và TV.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng