Người A'i Cofán cầu khấn tổ tiên, mang theo giáo nhưng đồng thời cũng sử dụng máy bay không người lái, bản đồ vệ tinh GPS và tìm đến tòa án khi chiến đấu bảo vệ vùng đất của mình trước “cơn sốt vàng hung hãn”.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một bên Trái Đất luôn là ban ngày và bên kia luôn tối?
- Sao Diêm Vương có hàng tỷ viên kim cương, con người có thể khai thác?
- Vàng nhân tạo - mơ ước ngàn năm của loài người - bao giờ thành hiện thực?
- Toán học là một phát minh hay khám phá?
- Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cực quang Mặt Trời mạnh gấp hàng nghìn lần cực quang Trái Đất
Với những ngọn giáo ngắn bọc bùa hộ mệnh, điện thoại cài bản đồ GPS, bộ đàm cùng đồng phục màu đen và xanh lá cây, những người A'i Cofán dường như hòa vào rừng rậm khi họ lặng lẽ hành quân xuyên qua vùng đất của tổ tiên. Tự gọi mình là lực lượng bảo vệ bản địa, nhóm 27 người tuần tra trên một lãnh thổ rộng 630 km2, trải dài từ độ cao hơn 2.500 mét so với mực nước biển ở chân đồi Andean cho đến rừng nhiệt đới Amazon.
Họ đang truy lùng những người khai thác vàng xâm chiếm vùng đất này bằng máy móc hạng nặng và xé toạc bờ con sông thiêng Aguarico. Nhu cầu cao đã đẩy giá vàng lên khoảng 1.950 USD/ounce và chưa bao giờ giảm xuống dưới 1.500 USD kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Hoạt động tìm kiếm kim loại quý đã tràn đến những vùng sâu trong rừng nhiệt đới Amazon ở Ecuador.
Theo báo cáo của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), hoạt động khai thác, xuất khẩu vàng bất hợp pháp gia tăng rõ rệt ở Ecuador trong những năm gần đây, “được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như tỷ lệ nghèo đói cao, sự hiện diện của các mỏ khoáng sản ở vùng sâu vùng xa và sự tồn tại của mạng lưới khai thác bất hợp pháp ở nước láng giềng Colombia và Peru”.
Người A'i Cofán ở Sinangoe - cộng đồng gồm 300 người sống bằng cách săn bắn và trồng trọt - phản đối việc khai thác vàng ở rừng Amazon nguyên sơ. Họ canh giữ vùng đất của tổ tiên - tỉnh Sucumbíos phía bắc Ecuador, gần biên giới Colombia - theo luật riêng của cộng đồng.
Giống như những nơi khác ở Amazon, sự bùng nổ hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp mang tính hủy diệt gây tổn thương các khu rừng nhiệt đới, đầu độc hệ sinh thái bằng thủy ngân - chất dùng để liên kết với vàng tạo thành hỗn hống (vàng sau đó được chiết xuất bằng cách làm bay hơi thủy ngân).
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature hồi tháng 8, trầm tích trôi vào các nguồn nước thông qua khai thác mỏ cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm 35.000 km các con sông nhiệt đới trên khắp thế giới.
Đội bảo vệ được trang bị công nghệ tiên tiến. Anh Nixon Narváez, 26 tuổi, nói khi điều khiển máy bay không người lái lập bản đồ địa hình rừng rậm gồ ghề trải dài qua sông và núi: “Nếu không có công nghệ này chúng tôi sẽ không biết chuyện gì đang xảy ra – các cơ quan công quyền chưa bao giờ nói với chúng tôi rằng có những nhượng quyền trong khai thác mỏ”.
5 năm trước, đội bảo vệ phát hiện phu vàng đang đào vàng ở lòng sông. Và đó là lúc họ nhận thức được rằng, quyền khai thác vàng đã được cấp trên đất của họ.
Bằng cách sử dụng bẫy ảnh được thiết kế để ghi lại hình ảnh các loài động vật hoang dã, người A’i Cofán đã có thể ghi lại những cuộc đột nhập bí mật của phu vàng vào vùng đất của họ. Những thông tin này được sử dụng làm bằng chứng trong một loạt chiến thắng pháp lý mang tính bước ngoặt.
Năm ngoái, tòa án cao nhất của Ecuador đình chỉ 52 nhượng quyền khai thác chính thức trên vùng đất giáp ranh với công viên quốc gia Cayambe-Coca. Ông Jorge Acero - luật sư của tổ chức môi trường Amazon Frontlines, người đại diện pháp lý cho cộng đồng Sinangoe - cho biết, đó là đỉnh điểm của một cuộc chiến pháp lý phức tạp bắt đầu vào năm 2017. “Có nhiều cộng đồng người bản địa hoặc nông dân cho rằng, việc tìm kiếm sự bảo vệ từ pháp luật là không hữu ích vì họ đã làm vậy không thành công trong nhiều năm. Nhưng nhiều trường hợp thành công khác bắt đầu xuất hiện sau vụ kiện của Sinangoe” – luật sư Acero nói.
Tuy nhiên, trong khi Sinangoe đặt ra tiền lệ pháp trong việc đình chỉ thành công nhiều hoạt động khai thác trên lãnh thổ, hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp đã phát triển đáng kể trong rừng Amazon phần ở Ecuador. Theo Dự án Giám sát Amazon Andes (Maap), tính đến tháng 2/2023, hoạt động khai thác vàng đã tàn phá 1.660 ha rừng.
Vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso tuyên bố, hoạt động khai thác vàng trái phép là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Đồng thời, khu vực chính thức đã được phát triển – xuất khẩu khai thác mỏ của nước này tăng 34% từ tháng 1 đến tháng 11/2022 lên 2,52 tỷ USD. Chính phủ cho biết, họ kỳ vọng con số này sẽ đạt ít nhất 4 tỷ USD vào năm 2025.
Bà María Eulalia Silva - người đứng đầu Phòng khai thác mỏ Ecuador - cho biết: “Chúng tôi không phải lựa chọn giữa vàng và nước. Chúng tôi không phải lựa chọn giữa khai thác và môi trường. Khi mọi việc được thực hiện đúng, chúng tôi có thể có được điều tốt nhất cho cả hai thế giới”. Bà Silva lập luận, nếu đầu tư khai thác vàng chính thức không được thúc đẩy thì việc khai thác bất hợp pháp sẽ lấp đầy khoảng trống, gây ra nhiều thiệt hại hơn cho môi trường, các vấn đề xã hội và tội phạm có tổ chức.
Tuy nhiên, trong khi động lực kinh tế mới là đáp ứng nhu cầu về đất đai của các ngành hàng xuất khẩu chính là dầu, tôm và chuối của đất nước, đất dành cho đa dạng sinh học và người dân bản địa đang bị đe dọa.
Theo ông Wider Guaramag - lãnh đạo cộng đồng Sinangoe - việc vội vàng trao các nhượng quyền khai thác và sự kiểm soát lỏng lẻo của nhà nước đối với các nhượng quyền thủ công cũng ảnh hưởng đến các khu vực được bảo vệ và vùng đất bản địa. Tuyên bố chủ quyền của người A'i Cofán đối với lãnh thổ của họ dễ bị tổn thương hơn vì thiếu sự công nhận chính thức của nhà nước. Khu vực này nằm trong công viên quốc gia Cayambe-Coca, là nơi được bảo vệ, được quản lý chính thức bởi Bộ Môi trường, Nước và Chuyển đổi sinh thái của Ecuador.
Ông Guaramag cho biết: “Vàng ở các con sông trong rừng Amazon là một phần của lãnh thổ thiêng liêng được thừa hưởng từ tổ tiên. Chúng tôi muốn vàng ở lại đó và không muốn khai thác”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng