AMD ra mắt công nghệ FreeSync - Tương lai của công nghệ đồng bộ hình ảnh
FreeSync chính thức ra mắt để đối đầy với G-Sync của Nvidia với giá đúng nghĩa là Free.
Từ khi công nghệ máy tính phát triển, cuộc chiến tay đôi giữa những ý tưởng mới luôn là chủ đề nóng bỏng. USB đối đầu Wired, DDR có đối thủ là RDRAM, HD-DVD gặp Blu-ray và bây giờ là G-Sync của Nvidia đã có thiên địch là FreeSync đến từ AMD.
Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu
G-Sync và FreeSync là 2 công nghệ mới nhất của 2 hãng dẫn đầu về lĩnh vực đồ họa máy tính, Nvidia và AMD. Mục đích của cả hai đều là làm mượt hình ảnh và loại bỏ những khung hình bị vỡ.
G-Sync đã chính thức có mặt trên thị trường từ tháng 10/2013, nó nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía các chuyên gia cũng như người dùng về những tính năng tuyệt vời của mình. Duy chỉ có một điểm trừ là đến hiện này vẫn chưa có màn hình nào ngoài những mẫu sản phẩm độc quyền của Nvidia (giá cắt cổ). Trong khi đó, mặc dù mới chỉ vừa được công bố sau G-Sync nhưng FreeSync đã hỗ trợ công nghệ cho 4 mẫu màn hình máy tính, con số này sẽ lên đến 20 vào thời điểm cuối năm 2015.
Chưa xét đến những tính năng riêng biệt nhưng có vẻ như AMD đã đi trước một bước trong việc gia tăng độ phổ biến của FreeSync đối với người dùng trong thời gian tới. Hãy cùng tìm hiểu 2 địch thủ này được trang bị những gì để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt này.
G-Sync, tiên hạ thủ vi cường
Trong binh pháp đã nói rằng tấn công chớp nhoáng, mạnh mẽ sẽ tạo được lợi thế trước kẻ địch và G-Sync đã bước đầu làm được như vậy.
Lần đầu tiên G-Sync được ra mắt là tại một hội chợ trên màn hình Acer 4K, ngay lập tức công nghệ này đã nhận được rất nhiều đánh giá tốt đẹp từ những người tham dự. Bạn chỉ cần một GPU dòng GeForce GTX (6,7 hoặc 8), thậm chí là Titan X cùng với một bản driver hỗ trợ G-Sync là mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Những gì G-Sync làm được là khá ấn tượng khi hầu hết những game thử nghiệm đều không có dấu hiệu vỡ hình, hình ảnh bị rách.
Phải nói là việc ra quân sớm của G-Sync đã tạo nên một nền tang tương đôi vững chắc cho Nvidia mặc dù số lượng màn hình hỗ trợ công nghệ này vẫn chỉ ở mức đếm trên đầu ngón tay.
FreeSync, Hoàng Hà sóng sau xô sóng trước
Đáng lẽ là kẻ đi sau thì AMD nên học tập những gì đã có được của G-Sync nhưng có vẻ như cái mác "kẻ thù truyền kiếp" đã hạn chế hành động này. Khác với công nghệ Nvidia thì FreeSync tỏ ra khá khắt khe trong việc hỗ trợ các GPU, số lượng dòng chip đồ họa của AMD có hỗ trợ FreeSync chỉ có R9 295 X2, 290X, 290, 285; và Radeon R7 260X hoặc 260. Chưa kể đến là việc cài đặt công nghệ này cũng tốn kha khá thời gian.
Mặc dù vậy, nhờ việc hỗ trợ một lượng lớn các dòng màn hình hiện này và những mẫu sản phẩm trong tương lai, FreeSync vẫn có thể trở nên phổ biến hơn G-Sync. Thử nghiệm một game cũ là GRID 2 trên màn hìn 34 inch LG 34UM67 thì kết quả cho được là rất đáng mừng khi game chạy cực mượt ở chế độ tắt V-Sync và bật FreeSync với tốc độ khung hình trung bình là 250 fps.
Một số chỉ số khác khi thử nghiệm thì FreeSync có vẻ không nhỉnh hơn so với G-Sync, ngoài ra số tiền bỏ ra để có được công nghệ này theo AMD là sẽ rẻ hơn G-Sync. Đây cũng có thể coi là lợi thế của hãng này.
Ai sẽ là kẻ chiến thắng?
Nếu đúng như lộ trình của cả thì cuối năm này sẽ có 20 màn hình hỗ trợ FreeSync trong khi đó con số này của G-Sync chỉ là 6. Qua đó có thể thấy mặc dù ra đời muộn hơn nhưng nhờ những con số bên trên thì AMD đang thành công trong việc cố gắng phổ biến công nghệ của mình. Mặc dù vậy G-Sync vẫn trên cơ FreeSync về đặc tính kỹ thuật. Từ đó có thể thấy cuộc chiến này vẫn chưa thể kết thúc, hãy chờ xem 2 hãng có những bước đi nào tiếp theo để khẳng định vị thế của mình.
Tham khảo: PCWorld
>>Nvidia giới thiệu kiết trúc Pascal và kết nối 8-SLi
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng