Chính phủ Ấn Độ đã cộng tác với những công ty công nghệ hàng đầu, các Viện công nghệ, những tổ chức giáo dục, các đoàn thể xã hội cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác nhằm thiết kế, vận hành thử cũng như mở rộng các quy định, chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn về cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.
- iPhone 2019 sử dụng ăng ten loại mới, cải thiện kết nối di động ở trong nhà
- Hành trình từ kẻ ngoài cuộc trở thành người hùng trong lĩnh vực tài chính của Sumitomo - một trong bốn zaibatsu chi phối kinh tế Nhật Bản
- Phá sản cũng không thoát tội: đối tác cũ của Apple, GT Advanced, bị khởi kiện vì cáo buộc lừa dối nhà đầu tư
"Những kỹ thuật tiến bộ như Blockchain hay Internet of Things sẽ có tác động lớn đến cách chúng ta sống và làm việc. Chúng sẽ đòi hỏi sự thích nghi nhanh chóng trong chốn công sở", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018.
Với vai trò là nước đông dân nhất nhì thế giới cũng như đứng thứ 2 toàn cầu về số lượng nhà khoa học, kỹ sư, Ấn Độ xứng đáng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới.
Sự chuẩn bị đầy đủ của nước này về công nghệ khiến Ấn Độ sẵn sàng trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong sự thay đổi công nghệ vào thập niên tới. Chính phủ Ấn Độ không chỉ tăng cường ứng dụng những kỹ thuật mới mà còn cố gắng giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự thay đổi với xã hội đến mức nhỏ nhất nhằm đảm bảo mọi người đều có thể hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghệ.
Để làm được điều đó, chính phủ Ấn Độ đã cộng tác với những công ty công nghệ hàng đầu, các Viện công nghệ, những tổ chức giáo dục, các đoàn thể xã hội cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác nhằm thiết kế, vận hành thử cũng như mở rộng các quy định, chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn về cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.
Một ví dụ điển hình cho ứng dụng công nghệ tại Ấn Độ vào đời sống là mảng nông nghiệp. Kể từ cuộc cách mạng xanh cuối thập niên 1960, Ấn Độ đã có những bước tiến dài trong việc tự cung lương thực. Tất cả là nhờ ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới. Tuy nhiên, người nông dân Ấn Độ vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin thị trường cũng như tiếp xúc hệ thống cung cấp hạt giống, vật nuôi.
Nhận thức được tình hình, Thủ tướng Modi đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập cho người nông dân vào năm 2022 bằng cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Đồng tình quan điểm trên, hãng McKinsey cho rằng việc xây dựng các ứng dụng và dịch vụ nông nghiệp ở Ấn Độ có thể mở cửa thị trường nông nghiệp trị giá 45-80 tỷ USD này cũng như giúp đỡ 90 triệu người nông dân tại đây.
Không những vậy, các startup của Ấn Độ còn nuôi dưỡng 1 môi trường lành mạnh cho ngành nông nghiệp nước này phát triển. Những hãng như Skymet, Satsure hay CropLn đang sử dụng dữ liệu vệ tinh để cung cấp thông tin tốt hơn cho người nông dân về tình hình thời tiết cũng như quản lý tốt hơn các hiểm họa thiên nhiên.
Trong khi đó, Stellapps là công ty sữa đầu tiên tại Ấn Độ kết hợp sử dụng công nghệ Internet of Things, Big Data và các báo cáo phân tích nhằm kiểm soát quy trình từ sản xuất sữa cho đến thanh toán cho người nông dân.
Những ông lớn trong làng công nghệ như Microsoft cũng đã đã hợp tác với Viện công nghệ ICRISAT nhằm phóng những máy bay thông minh tạo mây trên các cánh đồng, qua đó nâng cao năng suất thêm 30%.
Bản thân chính phủ Ấn Độ cũng xây dựng hàng loạt các chương trình hỗ trợ thúc đẩy công nghệ như Thị trường công nghệ nông nghiệp quốc gia (eNAM), một hệ thống tương đương sàn giao dịch ảo cho các nhà nông mua bán trực tiếp với nhau mà không cần thông qua trung gian.
Ngoài ra, Ấn Độ còn thành lập quỹ "Fund of Funds" nhằm đảm bảo bất kỳ nhà khởi nghiệp nào tại đây cũng sẽ không bị thiếu nguồn vốn khi muốn xây dựng startup.
Việt Nam có 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn, hạn chế. Động lực tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư, … không còn nhiều dư địa trong nền kinh tế số. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao, Việt Nam có nền kinh tế hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững, độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế cần có động lực tăng trưởng mới có tính đột phá.
Để góp phần phát triển các giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức "Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019", sẽ diễn ra vào Thứ 5, ngày 9/5/2019, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và chủ trì hội nghị. Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ điều hành thảo luận tại diễn đàn
Sự kiện này sẽ có sự góp mặt của nhiều chính khách, doanh nhân nổi tiếng, đầu tư lớn, có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ: ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC; bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty VinFast; ông Hùng Trần – Giám đốc Công ty Got It, ông Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCORP; ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch – TGĐ Công ty VNG; ông Lữ Thành Long – Chủ tịch Công ty Misa; GS. Kim Hyun Chul, nguyên cố vấn kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc; ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng