Android đang bị phân mảnh bởi gần... 20.000 thiết bị khác nhau
Đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của Android trước đối thủ iOS.
Phân mảnh vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của Android, nó khiến các nhà phát triển ứng dụng phải đau đầu. Các thiết bị Android có rất nhiều hình dạng, kích thước, hiệu suất và kích cỡ màn hình khác nhau.
Thêm nữa, có rất nhiều phiên bản Android khác nhau đồng thời hoạt động cũng làm gia tăng mức độ phân mảnh. Tuy nhiên càng phân mảnh thì Android lại càng phổ biến rộng rãi hơn. Để phát triển những ứng dụng có thể hoạt động trên toàn bộ các thiết bị Android là cực kỳ khó và tốn thời gian. Tuy nhiên phân mảnh cũng mang lại một số lợi ích cho các nhà phát triển và người dùng. Smartphone Android giá rẻ rất khả dụng nên chúng có thể tiếp cận toàn cầu tốt hơn so với iOS, vì vậy các nhà phát triển ứng dụng có lượng người dùng phong phú hơn.
Android đã thành công trong việc lấp khoảng trống mà Symbian của Nokia để lại. Trong báo cáo mà chúng tôi chuyển ngữ từ OpenSignal dưới đây, chúng ta sẽ phân tích vấn đề phân mảnh từ những góc nhìn khác nhau để thấy rằng sự phân mảnh đang mang lại cho Android nhiều lợi ích hơn là thiệt hại. Nhờ vào sự phân mảnh mà Android hiện đang là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới:
Phân mảnh thiết bị
Đây là cách tốt nhất để hình dung sự đa dạng của các thiết bị Android đã tải về ứng dụng OpenSignal trong vài tháng qua. Biểu đồ trên cho thấy những thách thức mà các nhà phát triển Android phải đối mặt, các nhà phát triển phải tối ưu ứng dụng để 18.000 thiết bị có thể sử dụng ngay lập tức. So với năm ngoái, độ phân mảnh đã tăng lên 60%, năm 2013 chỉ có hơn 11.868 thiết bị, năm nay số lượng thiết bị đã tăng lên 18.796. So với hồi năm 2012, lượng thiết bị đã tăng lên gấp bốn lần. Cách đây hai năm chỉ có 3.997 thiết bị Android khác nhau.
Nhìn vào lượng thị phần bị chiếm bởi 10 thiết bị hàng đầu cũng có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của phân mảnh tới các nhà phát triển. Năm ngoái 10 thiết bị Android phổ biến nhất chiếm 21% thị phần, năm nay con số này đã giảm xuống 15%.
Phân mảnh thương hiệu
Biểu đồ này cho chúng ta thấy thị trường được sắp xếp theo các nhà sản xuất, và một lần nữa Samsung lại chiếm ưu thế. Trong biểu đồ ở phần trên, 12 trong số 13 thiết bị phổ biến nhất mang thương hiệu Samsung, trong biểu đồ này Samsung chiếm 43% thị phần. Sony đứng thứ hai với 4,8%, Samsung bỏ quá xa so với vị trí thứ hai.
Phân mảnh hệ điều hành Android
Phân mảnh thiết bị không phải là thách thức duy nhất mà các nhà phát triển phải đối mặt khi xây dựng ứng dụng cho Android. Chính hệ điều hành di động của Google cũng đang bị phân mảnh và mức phân mảnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đồ thị trên cho thấy các giai đoạn phân mảnh Android tương ứng, dòng màu trắng cho thấy thị phần của mức API cao nhất theo thời gian.
Phân mảnh và GDP/trên đầu người
Một trong những ưu điểm của phân mảnh Android là nó cho phép một số lượng lớn các nhà sản xuất thiết bị tự do tham gia vào hệ sinh thái, có nghĩa là người tiêu dùng có thể nhận được thiết bị với các thông số hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của họ. Do vậy Android có thể thay thế Symbian của Nokia tại những thị trường kém phát triển và đang phát triển. Biểu đồ này hiển thị GDP/trên đầu người so với thị phần của top 5 API Android mới nhất (4 phiên bản của Android KitKat và phiên bản Android 4.3.1 Jelly Bean), điểm số trên trục y càng cao đồng nghĩa với độ phân mảnh càng thấp.
Mối tương quan giữa độ phân mảnh và GDP/đầu người là rất rõ ràng, GDP/đầu nười càng thấp thì mức phân mảnh càng cao. Tuy nhiên, Qatar là một trường hợp đặc biệt, mức GDP/đầu người của quốc gia này vô cùng cao nhưng thị phần của top 5 API Android hàng đầu lại chỉ chiếm 0,18%, đồng nghĩa với mức phân mảnh khá cao. Mức phân mảnh ở thị trường Việt Nam cực kỳ cao khi thị phần chỉ chiếm 0,09% còn mức GDP/đầu người là 4000 USD.
Biểu đồ nằm ngang này chia thế giới thành hai nhóm, một nhóm bao gồm các nước có mức GDP/đầu người >20.000 USD và nhóm còn lại có mức GDP/đầu người <20.000 USD để thấy sự phân mảnh khác nhau giữa hai nhóm. Biểu đồ cho thấy, việc tạo ra một ứng dụng cho thị trường kinh tế phát triển dễ dàng hơn rất nhiều bởi ở đó có nhiều thiết bị chạy phiên bản Android mới hơn. Khoảng 35% thiết bị ở các nước kinh tế phát triển chạy Android KitKat, trong khi con số này ở các nước kinh tế kém phát triển chỉ là 12%.
So sánh với iOS
So với iOS, Android phân mảnh hơn rất nhiều. 91% thiết bị iOS hiện đang chạy iOS 7, phiên bản iOS mới nhất, trong khi đó chỉ có 20,9% thiết bị Android chạy Android KitKat.
Phân mảnh kích thước màn hình
Các thiết bị Android rất đa dạng về kích thước màn hình
Ứng dụng muốn thành công thì phải có giao diện người dùng chuẩn mực, và trong lĩnh vực này Android đặt ra hai thách thức với các nhà phát triển. Thứ nhất, các hãng sản xuất điện thoại thường tạo ra những giao diện người dùng riêng của mình, Samsung có TouchWiz, HTC thì có Sense, những giao diện này có thể thay đổi diện mạo của hàng loạt yếu tố mặc định khác nhau. Thứ hai, chẳng có nền tảng di động nào có số lượng, kích cỡ màn hình đa dạng như Android.
Trong khi các thiết bị iOS lại rất khiêm tốn
Rất khó để thiết kế và lập trình bố cục ứng dụng làm việc tốt trên rất nhiều loại kích cỡ màn hình như vậy. Cho tới nay, Apple chỉ có bốn kích thước màn hình vật lý khác nhau cho hàng loạt thiết bị như iPod touch, iPhone và iPad.
Theo OpenSignal/Vnreview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng