Vật lý lượng tử là một yếu tố đã trở nên quá quen thuộc với dòng phim khoa học viễn tưởng nói riêng và nền điện ảnh thế giới nói chung.
- Chân dung sao gốc Á vừa đoạt giải Oscar
- Bom tấn The Flash sẽ tái khởi động toàn bộ vũ trụ điện ảnh DC như thế nào?
- James Gunn công bố 10 dự án cho vũ trụ điện ảnh DC mới, tái khởi động thương hiệu Superman và Batman
- Cắt giảm chi phí sản xuất, Warner Bros bán series hoạt hình Batman cho đối thủ
- The Flash tung trailer đầu tiên quy tụ ba yếu tố ăn khách: Dòng thời gian mới, phản diện cũ và Batman
Không có gì lạ khi chúng ta dễ dàng bắt gặp những cụm từ như “vật lý lượng tử” (quantum physics) hay “lượng tử giới” (quantum realm) trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Sự bí ẩn của vũ trụ cũng như cách thức vận hành của nó đã khiến cho không ít thế hệ của nhân loại phải mê mẩn, đồng thời trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trong thời gian gần đây, vật lý lượng tử đã trở thành một trong những yếu tố then chốt trong loạt phim đình đám của vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU).
Ant-Man & the Wasp: Quantumania, công chiếu vào ngày 17/2 vừa qua, đã trở thành dự án mới nhất của Marvel Studios khai thác khái niệm cơ lượng tử và sự phức tạp trong lĩnh vực khoa học này. Tuy nhiên, đây không phải bộ phim duy nhất đưa vật lý lượng tử lên màn ảnh lớn trong lịch sử điện ảnh thế giới.
Interstellar (2014)
Interstellar là một bom tấn khoa học viễn tưởng được nhào nặn dưới bàn tay ma thuật của đạo diễn huyền thoại Christopher Nolan. Bộ phim này lấy bối cảnh tương lai, khi Trái Đất đang dần trở nên cằn cỗi và không còn phù hợp để sinh sống. Để cứu lấy nhân loại, một nhà vật lý tại NASA đã lên kế hoạch đưa toàn bộ dân số Trái Đất đến một hành tinh mới thông qua một lỗ sâu trong vũ trụ.
Interstellar đã khai thác khá nhiều giả thuyết khoa học thú vị, bao gồm cả lỗ sâu và vật lý lượng tử. Bên cạnh đó, bộ phim này còn lôi cuốn khán giả nhờ những bản nhạc bắt tai, ấn tượng. Kể từ sau khi ra mắt vào năm 2014, Interstellar đã nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của dòng phim khoa học viễn tưởng nói riêng và nền điện ảnh thế giới nói chung.
Avengers: Endgame (2019)
Avengers: Endgame được xem là đoạn kết cho mạch truyện Infinity Saga (xoay quanh 6 viên đá vô cực) của MCU. Lấy bối cảnh ngay sau những sự kiện trong Avengers: Infinity War, bộ phim này đã khắc họa rõ nét những tổn thất mà Tony Stark cùng các siêu anh hùng còn lại phải trải qua sau cú búng tay vô cực của Thanos, đồng thời cũng mang đến cuộc chiến cuối cùng giữa họ và gã Titan điên loạn để mang lại bình yên cho vũ trụ.
Trong Avengers: Endgame, Ant-Man cùng những trải nghiệm tại lượng tử giới đã giúp các Avengers du hành thời gian, trở về quá khứ và “mượn tạm” những viên đá vô cực để đảo ngược cú búng tay của Thanos. Đây cũng là lần đầu tiên Marvel Studios trực tiếp khai thác sâu đặc điểm của thế giới lượng tử, sau rất nhiều lần “nhá hàng” thông qua các bộ phim lẻ của Ant-Man.
Palm Springs (2020)
Palm Springs là một bộ phim hài lãng mạn, khoa học viễn tưởng, xoay quanh hai nhân vật tình cờ quen biết qua một đám cưới và vô tình bị mắc kẹt trong một vòng lặp thời gian với nhau. Điều đó khiến họ liên tục phải trải qua một ngày rất nhiều lần, đồng thời cũng mở ra cơ hội để họ thử nghiệm những điều kỳ lạ, “điên rồ” nhất mà bản thân chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Palm Spring có khai thác một vài giả thuyết liên quan đến vật lý lượng tử và cách nó tác động đến quy luật vận hành của thời gian. Tuy nhiên, bộ phim này lại tập trung vào màu sắc hài hước nhiều hơn, qua đó giúp cho ngay cả những khán giả không phải fan của dòng phim sci-fi cũng có thể dễ dàng theo dõi, thưởng thức.
The Adam Project (2022)
The Adam Project là một trong những dự án phim hành động lớn nhất năm 2022 của Netflix, với sự góp mặt của Ryan Reynolds, Mark Ruffalo, Zoe Saldana, Jennifer Garner và sao nhí Walker Scobell. Bộ phim xoay quanh một chàng phi công chiến đấu đến từ tương lai, ngược dòng thời gian và gặp lại chính mình khi còn nhỏ. The Adam Project đã khai thác rất nhiều giả thuyết khác nhau xoay quanh cơ học lượng tử và vật lý lượng tử nói chung.
Điều đặc biệt là The Adam Project chỉ được công chiếu ngoài rạp đúng một ngày duy nhất, trước khi phát hành trên nền tảng streaming Netflix. Với sự góp mặt của Ryan Reynolds, bộ phim này cùng mang màu sắc hài hước, tươi vui thay vì quá tập trung vào những yếu tố khoa học viễn tưởng phức tạp.
Mr. Nobody (2009)
Mr. Nobody là một bộ drama, khoa học viễn tưởng với sự góp mặt của nam tài tử Jared Leto. Bộ phim xoay quanh câu chuyện của Nemo Nobody, một người đàn ông 118 tuổi và là người phàm duy nhất còn tồn tại trên Trái Đất, sau khi con người đã đạt đến trạng thái gần như bất tử.
Không thể chiến thắng được thời gian, trước tình trạng trí nhớ đang ngày càng suy giảm, Nobody đã quyết định kể lại với bác sĩ và nhà báo của mình về cuộc ly hôn của cha mẹ và 3 mối tình chính trong cuộc đời ông. Bộ phim này cũng đã khai thác một số giả thuyết liên quan đến đa vũ trụ cũng như mối liên hệ giữa nó với vật lý lượng tử.
TENET (2020)
TENET là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng do Christopher Nolan viết kịch bản và kiêm luôn vai trò đạo diễn. Bộ phim này xoay quanh một đặc vụ CIA và hành trình học cách kiểm soát dòng chảy của thời gian nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công trong tương lai đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của thực tại.
Nolan đã mất đến 5 năm để xây dựng kịch bản cho TENET và tìm ra cách “hack” thời gian mới chưa từng được khai thác trong bất kỳ tác phẩm điện ảnh nào trước đây. Với sự góp mặt của John David Washington và Robert Pattinson, TENET là một dự án khó có thể bỏ qua đối những những người hâm mộ dòng phim khoa học viễn tưởng.
Ant-Man (2015)
Ant-Man là phần phim lẻ đầu tiên dành cho chàng Người Kiến Scott Lang trong MCU. Là một thạc sĩ kỹ thuật nhưng đặt tài năng nhầm chỗ, cuộc đời của Scott lâm vào tình cảnh bế tắc khi không có gia đình, không nghề nghiệp ổn định, và dường như cách để sinh tồn duy nhất là thông qua những phi vụ trộm cắp. Nhờ vào vốn kiến thức sâu rộng của mình, Scott có thể dễ dàng phá được những loại khóa hiện đại, phức tạp nhất.
Trong một lần “hành nghề”, Scott đã vô tình quen biết Hank Pym, người đã phát minh ra hạt Pym có thể thay đổi kích thước của phân tử, qua đó giúp Scott trở thành Ant-Man với khả năng thu nhỏ hoặc phóng to kích cỡ của bản thân. Hank muốn Scott giúp ông ngăn chặn học trò cũ của mình vũ khí hóa loại công nghệ này. Và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, Scott đã thu nhỏ đến cấp độ nguyên tử và vô tình đi xuyên qua lượng tử giới, tạo tiền đề cho các dự án phim sau này của Marvel Studios.
Prince of Darkness (1987)
Prince of Darkness là một dự án điện ảnh kinh dị siêu nhiên, là phần thứ hai trong bộ ba phim Apocalypse của đạo diễn John Carpenter. Bộ phim này xoay quanh một nhóm sinh viên vật lý lượng tử ở LA, những người tham gia hỗ trợ một linh mục Công giá trong cuộc điều tra một loại chất lỏng cổ đại kỳ bí, được tìm thấy tại một tu viện.
Tuy nhiên, chất lỏng này không hề mang tính chất thánh thiện như tại nơi mà nó được tìm thấy, bởi nó chính hiện thân của quỷ Satan và liên tục gây ra nhiều rắc rối cho nhân lại. Prince of Darkness là một bộ phim kỳ lạ, và khá cũ ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn là 1 lựa chọn thú vị đối với những fan của dòng kinh dị cổ điển.
Mortal Engines (2018)
Mortal Engines là một bộ phim steampunk được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Philip Reeve, xuất bản năm 2001. Bộ phim này lấy bối cảnh ở một thế giới hậu tận thế, nơi toàn bộ các thành phố đã được gắn trên bánh xe và có khả năng di chuyển.
Mortal Engines không trực tiếp khai thác các nguyên tắc vật lý lượng tử, nhưng ý tưởng của học thuyết này vẫn được khéo léo cài cắm, kết hợp trong hình ảnh một xã hội công nghệ cao mà bộ phim này khắc họa.
Nguồn: Collider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra