Antechinus - loài thú có túi "ham hố làm chuyện ấy" đến chết đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Hai loài thú có túi thuộc chi Antechinus của Úc có những con đực cực kì "ham hố" trong chuyện ấy, chúng có thể giao phối tới 14 tiếng, thay đổi bạn tình liên tục và cuối cùng là chết vì kiệt sức.
Các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Queensland cho biết họ đang phải chạy đua với thời gian để cứu loài này khỏi nguy cơ của sự tuyệt chủng.
Chi thú có túi Antechinus được biết đến gồm hai loài sẫm màu đuôi đen và đầu bạc, được phát hiện năm 2013 và đã có mặt trong danh sách sinh vật bị đe dọa của Úc với thói quen "giao phối tự tử".
Antechinus có nguồn gốc từ miền bắc và đông Australia, chúng cần khí hậu lạnh và ẩm để sinh trưởng, do đó biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến chúng
Các buổi ân ái của chúng kéo dài tới 14 tiếng đồng hồ đã khiến cho nhiều cá thể của loài này phải bỏ mạng, bên cạnh đó biến đổi khí hậu, mất môi trường sống đã khiến cho số lượng của loài này giảm đi một cách nhanh chóng.
"Chúng rất điên cuồng và cố gắng thay đổi liên tục từ người bạn tình này sang người bạn tình khác và bản thân việc giao phối có thể kéo dài hàng giờ sẽ khiến chúng kiệt sức, chảy máu trong và chết", Andrew Baker, nhà động vật học tại trường đại học nói.
Antechinus là loài thú có túi cỡ nhỏ, có vẻ ngoài trông giống như chuột, mùa giao phối của chúng thường bắt đầu vào cuối mùa đông và kéo dài trong hai tuần.
Antechinus sẫm màu đuôi đen.
Nhưng con đực không phải tán tỉnh bạn tình của mình, thay vào đó, chúng phải chạy đua với thời gian để tìm kiếm và "cưỡng hiếp" càng nhiều con cái càng tốt, đôi lúc cũng cũng phải chiến đấu với nhiều con đực khác để tranh giành lấy bạn tình.
Trong mùa giao phối, lượng testosterone liên tục ở mức cao ở những con đực khiến cho hormone căng thẳng cortisol không ngừng tiết ra và làm cho những con đực trở nên hung hăng và "điên cuồng" một cách bất thường, điều này cũng phá hủy các cơ quan nội tạng khiến cho chúng bị chảy máu trong và cuối cùng giết chết chúng.
"Tôi đã nhìn thấy chúng vấp ngã vào ban ngày (chúng hầu như không hoạt động về đêm), nhưng vẫn cố gắng di chuyển thật nhanh để tìm kiếm bạn tình, chúng bị rụng lông và máu chảy ra từ nhiều bộ phận trên cơ thể", tiến sĩ Baker nói.
Baker cho biết cả hai loài Antechinus đều có nguy cơ tuyệt chủng và tin rằng vài thập kỷ trước đó, quần thể của 2 loài này lớn gấp 10 lần so với hiện tại.
Hiện tại chỉ có ba khu vực ở Queensland sở hữu hai loài này với quy mô ước tính chưa đến 250 cặp cá thể.
Antechinus đầu bạc.
Ở loài Antechinus, con cái thường có tuổi thọ khoảng hai năm và cả vòng đời của chúng chỉ có thể sinh ra từ 6 đến 14 con non, nhưng những con đực thì lại có vòng đời rất ngắn, chúng chết trước khi được một năm tuổi, chỉ ngay sau mùa giao phối đầu tiên của cuộc đời chúng đã phải bỏ mạng vì "lao lực".
Điều này đã khiến cho Antechinus mất khoảng một nửa cá thể trưởng thành mỗi năm. Ngoài ra chi thú có túi này còn bị đe dọa bởi hoạt động của con người, biến đối khí hậu đã khiến cho nguồn thức ăn của chúng giảm một cách đáng kể.
"Đó là một thảm kịch khi chúng ta chỉ mới phát hiện ra chúng gần đây, đặc biệt là ở một đất nước như Úc, nơi chúng tôi đã mất rất nhiều động vật có vú", tiến sĩ Baker cho biết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng