Sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học CNTT, an toàn thông tin, phần mềm… ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo CNTT.
Bộ GD&ĐT vừa chính thức có văn bản hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT trong lĩnh vực an toàn thông tin, phần mềm, hệ thống thông tin… đang rất thiếu hụt hiện nay. |
Nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt. Ảnh: Internet
Những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ kỹ thuật máy tính, CNTT, an toàn thông tin, CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Theo đó, sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành CNTT ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo các ngành CNTT.
Các cơ sở đào tạo CNTT phải gắn kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.
Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo CNTT có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia CNTT quốc tế tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực CNTT.
Chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn.
Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về CNTT. Các học phần tự chọn là các hướng đào tạo chuyên sâu CNTT ứng dụng. Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco…) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
Đồng thời tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung).
Cơ sở đào tạo CNTT cần tổ chức các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên CNTT tốt nghiệp.
Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và báo cáo Bộ GD&ĐTvề tỉ lệ có việc làm (12 tháng sau khi tốt nghiệp), mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT, liên kết với các trường đại học nước ngoài.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng