Thay vì mang đến nhiều trải nghiệm công nghệ tuyệt đỉnh, giờ đây Apple đã xoay sang tìm mọi cách để có thể tạo ra lợi nhuận.
Mặc cho những dự báo sụt giảm trong quý cuối năm, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2015 vẫn là thời điểm ghi nhận mức lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử của Apple. Kể từ khi công bố báo cáo tài chính Q3/2015, nhiều người tin rằng, ban lãnh đạo của Apple đang ăn mừng với những con số cao ngất ngưỡng chưa từng có trước đây. Đi cùng với đó là vô vàn những lời khen ngợi từ các nhà phân tích tại phố Wall.
Thậm chí, đã có quá nhiều câu chuyện nói được thuê dệt để ngợi ca sự nổi tiếng của Apple, rằng đây là công ty lớn nhất trên thế giới, một trong những thương hiệu cực kỳ nổi tiến với các sản phẩm từ điện thoại, máy tính bảng laptop hay đồng hồ thông minh luôn có sức ảnh hưởng cao trên thị trường công nghệ. Rằng để nói về Táo Khuyết và các sản phẩm của họ, có lẽ chúng ta sẽ mất nhiều ngày liền.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính các con số hào nhoáng đã và đang che đậy những rắc rối xuất hiện ngày một nhiều tại Apple. Nhất là khi công ty có trụ sở tại Cupertino được tiếp quản bởi CEO Tim Cook, cùng một ban lãnh đạo mới. Không thể phụ nhận, Apple dưới thời cố CEO Steve Jobs luôn đầy rẫy những thành công, đi cùng với nhiều sản phẩm đã làm nên tên tuổi của công ty có trụ sở tại Cupertino.
Trong khi đó, dưới bàn tay của CEO Tim Cook, các dòng sản phẩm iPhone, iPad lại dường như thiếu đi tính sáng tạo, sự tinh tế cũng như hoàn mỹ trong thiết kế, dù có doanh số tốt hơn rất nhiều. Nhiều chuyên gia nhận định, Táo Khuyết khi được lãnh đạo bởi vị CEO mới có phần ủy mị, và không còn những có bứt phá ngoạn mục. Ngoài ra, dấu ấn mà họ để lại trên thị trường dường như cũng rất mờ nhạt.
Apple giàu hơn, nhưng đang mất đi bản sắc
Lịch sử đã chứng minh, hiếm có một công ty nào có thể cân bằng giữa 2 yếu tố: doanh thu và đột phá. Bởi nếu quyết định là người đi tiên phong, chính họ phải chấp nhận rất nhiều rủi ro trong cuộc chơi công nghệ. Còn trên thực tế, Apple vẫn thu về khoản lợi nhuận khổng lồ hàng năm. Nhưng Apple dưới thời CEO Steve Jobs và CEO Tim Cook lại có rất nhiều sự khác biệt, kể cả về tầm nhìn, lẫn định hướng.
Đã từ rất lâu rồi, giới công nghệ không còn được chứng kiến những buổi giới thiệu sản phẩm theo phong cách của Steve Jobs, một người đàn ông trung niên với bộ quần áo đơn giản, đứng trước một sân khấu lớn và bắt đầu nói về những điều mà họ chuẩn bị giới thiệu, một sản phẩm có thiết kế mới, các tính năng đột phá trên iOS, OS X hay những công nghệ góp phần định hướng thị trường.
Vậy với CEO Tim Cook? Thật đáng tiếc, ngài Tim Cook của chúng ta không phải là người có khả năng dẫn dắt câu chuyện, hay vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp như đang thôi miên những người ngồi đối diện. Thay vào đó, vị chiến lược gia này lại rất thích thú, và dành phần lớn thời gian để chia sẻ về các con số, những bảng báo cáo tài chính khô khan, hay vô số biểu đồ có vẻ vô giá trị với người dùng.
Về cơ bản, có thể khẳng định, CEO Tim Cook là một nhà kinh doanh đích thực. Trong bối cảnh mà thị trường đang bắt đầu có dấu hiệu bão hòa, con tàu Cupertino mà ông lèo lái vẫn vươn lên phía trước, doanh thu vẫn rất cao, và thậm chí là vượt ngưỡng. Nhưng ngược lại, về phía các nhà đầu tư, họ đã bắt đầu hoài nghi về khả năng vận hành của Apple, về những kì vọng ở công ty này.
Vấn đề nằm ở đây! Không thể phủ nhận, Apple đã trải qua một năm tài chính đầy ấn tượng, với rất nhiều lời khen từ giới chuyên gia. Nhưng đây cũng là thời điểm cho thấy những bất ổn, những vấn đề bất cập xuất hiện ngày một nhiều. Theo thời gian, chúng kết nối với nhau và tạo nên một vấn đề lớn hơn, điều mà Apple sẽ phải giải quyết triệt để nếu như vẫn muốn duy trì vị thế hiện tại của mình.
Cụ thể, trong bức tranh chung về tình hình kinh doanh của Apple, iPhone chính là chìa khóa quyết định sự sống còn của hãng, bởi doanh số bán iPad, iPod chỉ chiếm một phần nhỏ. Mặc dù số lượng các thiết bị MacBook dạo gần đây cũng tăng lên đôi chút, nhưng nhiều khả năng, Apple sẽ phải trải qua một cuộc suy thoái trong thời gian tới, bởi ngoài iPhone ra thì họ dường như không có kế hoạch B.
Để có cái nhìn toàn cảnh hơn, chúng ta có thể nhìn vào số liệu thống kê, về tỉ lệ doanh thu iPhone của Apple trong 4 năm gần đây:
- Năm 2012: 46,38%
- Năm 2013: 52,07%
- Năm 2014: 56,21%
- Năm 2015: 62,54%
Điều gì đã khiến Apple trở nên nhạt nhòa trong mắt người dùng?
Trên thực tế, người đã khiến Apple lâm vào tình cảnh hiện tại chính là cố CEO Steve Jobs. Dưới thời vị chiến lược gia này, ông luôn cố gắng tự tay sắp xếp và quản lý mọi thứ, từ phần cứng, phần mềm, thiết kế cho đến chuỗi cung ứng. Mục đích cao cả nhất của Steve Jobs là tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, và tầm nhìn của ông được thể hiện rất rõ qua mỗi sản phẩm được giới thiệu trên thị trường.
Thay vì cồng kềnh và hào nhoáng, CEO Steve Jobs lại tạo ra các thiết bị vô cùng đơn giản, dễ sử dụng, mà mọi người dùng đều có thể làm quen dễ dàng với chúng. Tất nhiên, vào thời điểm đó, có thể các sản phẩm của Apple không hề rẻ, cũng chẳng hề đẹp nhất, và càng không phải mạnh nhất, nhưng iPhone có thể làm việc tốt hơn, khi so với bất kỳ các thiết bị cùng thời có mặt trên thị trường.
Hướng tới thiết kế đơn giản, tinh tế, phần cứng tối ưu hóa cùng phần mềm, chính là những yếu tố đã tạo nên một văn hóa, mà ngày nay chúng ta gọi là iFan. Thậm chí, nhiều người dùng còn ví von, so sánh iFan với những tôn giáo, tín ngưỡng, nơi người dùng dành trọn niềm tin cho Apple, cho vị CEO Steve Jobs đại tài, và sẵn sàng bỏ tiền ra để mua bất kỳ sản phẩm nào có logo Táo Khuyết.
Khởi đầu của một kết thúc
Nói một cách đơn giản, sự ra đi của CEO Steve Jobs là yếu tố khiến Apple trở nên khó khăn như ngày này. Và khi Apple đã đạt đến đỉnh cao danh vọng, doanh số liên tục đạt đỉnh, thì sự sụp đổ, tụt dốc là điều không thể tránh khỏi. Có thể, ở một khía cạnh nào đó, Apple không hoàn toàn thừa nhận những khó khăn mà họ đang phải đối mặt, nhưng công ty Cupertino đang cố gắng vượt qua giai đoạn chuyển giao này.
Thay vì mang đến nhiều trải nghiệm công nghệ tuyệt định, giờ đây Apple và CEO Tim Cook đã xoay sang tìm mọi cách để có thể tạo ra lợi nhuận. Người dùng có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt của Apple, khi CEO Tim Cook luôn cố gắng che đậy những rắc rối hiện tại bằng những con số đầy hào nhoáng. Minh chứng là vô vàn những lỗi vặt, cho đến sự thiết sót trong thiết kế, phần cứng của iPhone đã xuất hiện.
Ngoài ra, Apple cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ sự vươn lên của những đối thủ như Windows hay Android. Một thực tế không thể phủ nhận, các đối thủ của Apple ngày càng giới thiệu các thiết bị với độ hoàn thiện cao, tích hợp nhiều tính năng thú vị và dần dần giải quyết được những nhược điểm bị phàn nàn trước đó. Cả hai nền tảng này đều đang có dấu hiệu đi lên, thay vì chiều hướng đi xuống như mọi khi.
Cần lắm sự khác biệt
Dù đã xuất hiện rất nhiều lời phàn nàn dành cho bộ đôi iPhone thế hệ mới, nhưng công bằng mà nói, iPhone 6s và iPhone 6s Plus vẫn là một trong những lựa chọn tốt nhất trên thị trường di động, ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, bản thân Apple sẽ phải tự chuẩn bị thêm cho mình thêm nhiều kế hoạch B hơn nữa, để tránh sự phụ thuộc vào iPhone, trong trường hợp doanh số bán hàng đột nhiên suy giảm, hoặc có sự thay đổi.
Trên thực tế, nhiều người tin rằng, Apple Watch sẽ là một sự thay thế hoàn hảo cho iPhone, các thiết bị đeo sẽ sớm thế chỗ của smartphone. Tuy nhiên, xét cho cùng, Apple Watch dù tốt, nhưng sẽ không bao giờ chạm tới sự thành công như iPhone từng có. Bởi tính cho tới thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa nhìn ra tiềm năng cũng như lợi ích gì mà sản phẩm này mang lại cho cuộc sống con người.
Tương tự như vậy, nếu Apple quyết định dấn thân vào dự án xe tự lái, công ty này sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những ông lớn là Google và Tesla, thậm chí là cả những công ty xe hơi truyền thống như Lexus hay Mercedes... Do đó, câu hỏi đặt ra, sản phẩm tiếp theo sẽ cứu vãn Apple, đồng thời đưa có thể ông lớn Cupertino về thời kì hoàng kim là gì?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng