Giám đốc FBI James Comey tiết lộ hiện FBI chưa đủ khả năng để phá vỡ các hình thức mã hóa mạnh nhằm can thiệp vào dữ liệu trên smartphone của các phần tử IS, và mọi nỗ lực bây giờ chẳng khác nào muối bỏ bể.
Ông James Comey cho rằng việc khai thác dữ liệu trong smartphone của các phần tử IS là gần như bất khả thi, bởi chúng đều sử dụng các nền tảng mã hóa hiện đang rất phổ biến nhằm tuyển mộ những kẻ khủng bố tự do, hay còn được biết đến với cái tên “những con sói đơn độc”.
Vào ngày 8/7 vừa qua, trong một phiên điều trần của Thượng viện, ông Comey nhận định: “Al-Qaeda bây giờ không còn là Al-Qaeda của thời kỳ đồ đá nữa. Chúng đang phát triển một cách đáng kinh ngạc với hơn 21,000 follower nói tiếng Anh trên Twitter và các mạng truyền thông xã hội khác. Số người này sau đó sẽ bị dẫn dắt và chỉ đạo sử dụng các ứng dụng mã hóa tin nhắn hiện vẫn khiến FBI “bó tay” trong việc tiếp cận."
Ông Comey còn tiết lộ với Ủy ban Tư pháp Thượng viện trong phiên điều trần rằng các công ty như Apple và Google đang sử dụng các hình thức mã hóa phức tạp và khó bẻ khóa hơn trong các sản phẩm smartphone, nhằm bảo vệ tuyệt đối dữ liệu và sự riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, chính các công cụ này lại đang góp phần cản trở quá trình điều tra hình sự và thi hành pháp luật đối với những kẻ khủng bố sử dụng smartphone.
Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Sally Quillian Yates đã xác nhận: “Chúng tôi sẽ không tìm cách tiếp cận bất kỳ dạng thông tin đặc biệt nào nhằm thực thi pháp luật”. Trong khi Chính phủ đã được Tòa án cho phép khai thác thông tin điện tử, một số công nghệ mã hóa sẽ khiến dữ liệu chỉ hiển thị với người sử dụng nhờ khóa bảo mật của mỗi người. Yates cũng cho biết thêm, các công ty công nghệ đang bị yêu cầu phải tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ truy cập vào dữ liệu mã hóa của người sử dụng.
Giám đốc FBI cho biết cơ quan này đang "bó tay" trước IS vì nền tảng bảo mật quá tốt của smartphone.
Trong một phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ sau đó, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein thuộc đảng Dân chủ bang California đề xuất phương án buộc các công ty công nghệ phải tự nguyện “mở cửa” cho các cơ quan Chính phủ can thiệp vào dữ liệu đã mã hóa của khách hàng.
Sự phản đối từ giới công nghệ
Các công ty công nghệ đang nỗ lực ngăn chặn những can thiệp của Chính phủ liên bang trong việc vô hiệu hóa mã bảo mật toàn bộ tin nhắn, email hay thậm chí các bài đăng trên mạng xã hội của người dùng. Đại diện của các công ty này cho biết, việc Edward Snowden - cựu nhân viên kỹ thuật của NSA làm rò rỉ những thông tin tối mật của Chính phủ Mỹ cho báo chí về những chương trình theo dõi người dân - đã khiến người tiêu dùng đánh mất niềm tin vào tính bảo mật trong các sản phẩm của họ.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách Mỹ, scandal này sẽ để lại hậu quả không nhỏ với các công ty công nghệ khi dẫn đến sụt giảm doanh thu và hợp đồng trị giá hơn 35 tỷ USD vào năm 2016.
Edward Snowden - Người làm rò rỉ hàng loạt thông tin tuyệt mật của Chính phủ Mỹ vào tháng 6/2013.
Dưới chính quyền của Obama, Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Quốc gia đã kêu gọi sự can thiệp của Chính phủ nhằm xử lý lượng thông tin bị mã hóa. Tuy nhiên vào ngày 8/7, ông Yates cho biết Chính phủ không khuyến khích ngành công nghiệp công nghệ cao để lộ lỗ hổng hệ thống hoặc tạo “cửa hậu” (backdoor) của sản phẩm, rất dễ tạo điều kiện cho các truy cập ngầm nhằm thực thi pháp luật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ NSA.
Ông Comey cũng xác nhận trước Ủy ban tình báo Thượng viện vào hôm 8/7 rằng việc đẩy mạnh công nghệ mã hóa chính là hệ quả dĩ nhiên của việc bảo đảm an ninh công cộng, và các động thái nhằm thực thi pháp luật sẽ có thể truy cập thông tin liên lạc trực tuyến khi có lý do xác đáng.
Vẫn rất khó để tiếp cận lực lượng khủng bố
Ông Comey cho biết FBI chưa đủ khả năng để phá vỡ các hình thức mã hóa mạnh, và mọi nỗ lực bây giờ chẳng khác nào muối bỏ bể. Mặt khác, Comey còn so sánh khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin được mã hóa giống như việc phải mở két mà không có mã số trong tay. Chính điều này dẫn đến không ít thách thức cho FBI trong việc ngăn chặn liên lạc giữa Nhà nước Hồi giáo IS và bộ phận người Mỹ đang bị chúng chiêu dụ trên smartphone.
Hiện vẫn rất khó để FBI đến gần hơn với nội bộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
Giám đốc FBI còn bình luận trên một blog của Viện nghiên cứu An ninh Quốc gia vào hôm 6/7, “Sự trao đổi thông tin giữa các phần tử này đang ngày một lớn mạnh nhờ các ứng dụng nhắn tin di động được mã hóa nối đầu và các phương tiện truyền thông khác. Đây là các hình thức liên lạc không hề bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các cơ quan chức năng, bất chấp lệnh cấm tư pháp thể theo Sửa đổi lần 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ”.
"Thông đồng" với Chính phủ về đảm bảo an ninh di động?
Trong một công bố hôm 7/7 vừa qua, một nhóm các chuyên gia mã hóa đã tranh luận rằng, việc cho phép Chính phủ truy cập nhằm thực thi pháp luật tới hệ thống thông tin liên lạc được mã hóa sẽ đồng nghĩa với việc thông đồng cho một bên thứ 3 can thiệp vào quá trình bảo mật dữ liệu đã được cam kết với khách hàng.
Họ cho biết, “Những đề xuất này không hề có tính khả thi với tình hình thực tế, ngoài ra còn gây nên những băn khoăn lớn về các giá trị pháp lý và đạo đức, đồng thời góp phần làm chậm tiến trình an ninh ngay tại thời điểm các lỗ hổng Internet đang gây tác hại khủng khiếp đến nền kinh tế.”
Apple và Google đã tăng cường mã hóa trên smartphone nhằm bảo vệ dữ liệu và riêng tư của người dùng.
Trong một bức thư gửi tới các nhà lãnh đạo Thượng viện vào ngày 25/6, các tập đoàn công nghệ Microsoft, Yahoo và Google đề nghị các nhà lập pháp thực hiện đến cùng các điều luật cho phép người nước ngoài có thể kiện chính quyền Mỹ khi thông tin cá nhân bị Chính phủ Mỹ thâu tóm và kiểm soát bất hợp lý. Thậm chí trên thực tế, đây còn là quyền công dân đã được cấp cho mọi công dân Mỹ.
Một số công ty công nghệ bao gồm Apple và Google đã tăng cường mã hóa trên điện thoại thông minh để bảo vệ dữ liệu và đảm bảo sự riêng tư của người sử dụng.
Vào ngày 19/5 vừa qua, khoảng 150 chuyên gia và các tập đoàn công nghệ lớn đã gửi lời đến Tổng thống Barack Obama nhằm yêu cầu Chính phủ liên bang cần có các biện pháp cứng rắn trong việc kiểm soát những can thiệp của NSA vào thông tin cá nhân trong thiết bị của các hãng điện tử danh tiếng, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin: “Mã hóa mạnh là nền móng cho an ninh thông tin của các nền kinh tế hiện đại”.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng