Khi các cuộc điều tra này diễn ra, kết quả sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động Apple, Google trong tương lai, nó còn đặt tiền lệ cho các hành động pháp lý khác.
- Apple xác nhận từng mất 3 năm nghiên cứu để Apple Watch tương thích với Android: Tại sao Apple lại từ bỏ kế hoạch?
- Bị khởi kiện chống độc quyền, vốn hóa Apple lập tức "bốc hơi": Con số tương đương 1/4 GDP Việt Nam
- Một tuần trải nghiệm Xiaomi Watch 2: Dùng WearOS của Google siêu tiện lợi nhưng phải đánh đổi điều này
- Cách sử dụng tính năng chỉ đường bằng giọng nói trên Google Maps
- Những ví dụ cho thấy VideoPoet của Google sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Sora do OpenAI phát triển
Tờ Bloomberg gần đây đưa tin rằng, Apple và Google chuẩn bị trải qua một cuộc điều tra toàn diện của Liên minh Châu Âu (EU) để xác định việc liệu họ có tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số mới hay không. Cuộc điều tra có thể dẫn tới những khoản phạt đáng kể cho cả hai công ty công nghệ lớn này.
Phía Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ công bố cuộc điều tra này trong những ngày tới, tập trung vào việc liệu Apple và Google có tuân thủ theo Chỉ thị Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của EU hay không.
Ngoài ra, các nguồn tin nói EU sẽ xem xét kỹ lưỡng các khoản phí, điều khoản và điều kiện mới của Apple và Google dành cho các nhà phát triển ứng dụng, trong khi đề xuất của Meta về việc tính phí hàng tháng cho người dùng khi truy cập Facebook và Instagram cũng có thể thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý Châu Âu.
Vốn dĩ, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của EU có hiệu lực đầy đủ vào ngày 7 tháng 3, đã đặt các công ty công nghệ lớn như Apple dưới sự giám sát chặt chẽ. Đạo luật này đưa ra một bộ quy định dành cho các nền tảng công nghệ lớn nhất thế giới, trao quyền cho EU áp dụng mức phạt lên tới 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu của mỗi công ty, và lên tới 20% nếu vi phạm nhiều lần.
Đạo luật nhằm mục đích đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường kỹ thuật số, và ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh của các gã khổng lồ công nghệ. Đáng chú ý, gần đây Apple phải đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ 1,84 tỷ euro từ EU, vì cáo buộc cản trở dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify thông báo cho người dùng về các tùy chọn đăng ký rẻ hơn.
Song song với hành động của EU, Bộ Tư pháp Mỹ cùng 16 tổng chưởng lý các bang và khu vực đã hợp lực để đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Apple. Vụ kiện cáo buộc Apple độc quyền bất hợp pháp trên thị trường điện thoại thông minh, tạo thêm một thách thức pháp lý nữa cho gã khổng lồ công nghệ.
Hơn nữa, những hành động pháp lý này nhấn mạnh sự giám sát pháp lý toàn cầu ngày càng tăng mà các công ty công nghệ lớn như Apple và Google phải đối mặt. Nó cũng báo hiệu một sự thay đổi theo hướng giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động thị trường của họ.
Có thể thấy, các cuộc điều tra sắp xảy ra của cả Liên minh Châu Âu và Mỹ nêu bật thời điểm then chốt đối với các công ty công nghệ lớn, khi họ phải đối mặt với áp lực pháp lý ngày càng tăng, nhằm thúc đẩy cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và hạn chế các hành vi độc quyền trong bối cảnh kỹ thuật số.
Khi các cuộc điều tra này diễn ra, kết quả sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của Apple và Google trong tương lai, mà còn đặt tiền lệ cho các hành động pháp lý chống lại những gã khổng lồ công nghệ khác trên toàn thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng