Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là các nghiên cứu lý thuyết, và nó không cho biết Apple sẽ sử dụng nó vào mục đích gì và khi nào.
Trong tháng Tám vừa qua, một bằng sáng chế mới của Apple có tên “Tích hợp màn hình LED chấm lượng tử và OLED để tạo nên màn hình hiệu quả cao (Quantum Dot LED and OLED Integration for High Efficiency Displays), được Văn phòng Sáng chế và Thương Hiệu Mỹ công bố.
Phát minh này được mô tả sẽ phá vỡ các phần tử trong một pixel đơn thành các hạ pixel (các subpixel) và kết hợp các ưu điểm của hai công nghệ màn hình trên để tạo nên một loại màn hình lai. Nhưng nếu căn cứ vào tình trạng công nghệ hiện tại, vẫn chưa rõ - liệu loại màn hình lai này có thể trở thành hiện thực hay không.
Hình ảnh minh họa cho thấy sự kết hợp giữa 3 hạ pixel - với 2 hạ pixel đỏ và xanh lục của công nghệ OLED, và một hạ pixel xanh dương của công nghệ True QLED.
Vậy hai công nghệ màn hình OLED và QLED trên có những ưu, nhược điểm gì?
OLED: cuộc cách mạng so với LCD
So với màn hình LCD, màn hình OLED có nhiều ưu điểm cách mạng hơn: độ tương phản lớn hơn và khả năng hiển thị màu sắc vượt trội. Ngoài ra nhờ khả năng phát sáng chủ động trên từng pixel, giúp cho màn hình OLED tiết kiệm điện năng hơn đáng kể so với màn hình LCD.
Nhờ các pixel tự phát sáng, màn hình OLED không cần đến đèn nền phía sau, làm cho nó mỏng hơn, và thậm chí có nó còn cho phép tạo nên các màn hình dẻo có thể uốn hoặc gập được. Về lý thuyết, thời gian phản hồi trên OLED có thể đạt tới 0,01 mili giây, vượt xa so với 1 mili giây của màn hình LCD hiện đại.
Tuy nhiên, việc sản xuất màn hình OLED lại phức tạp hơn màn hình LCD, khi ngay cả một vài đốm bụi hoặc một chút nước lọt vào cũng phá hủy hoặc gây ra vấn đề lớn với màn hình OLED khi sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất cũng cao hơn hẳn màn hình LCD.
Quantum Dot: bước phát triển kế tiếp trong tương lai
Trong khi đó, công nghệ chấm lượng tử được Apple đề cập trong bằng sáng chế của mình là True Quantum dot (True QD) - một công nghệ khác so với loại công nghệ chấm lượng tử đang được sử dụng trên màn hình TV hiện tại. Cũng như OLED, ánh sáng trên màn hình True QD cũng phát ra theo yêu cầu, và khi phát triển hoàn chỉnh, nó được xem như người kế nhiệm của OLED ở một số điểm.
Dù các TV lượng tử QLED đã xuất hiện trên thị trường, do Samsung khởi xướng, công nghệ này đang được sử dụng để cải thiện phần đèn nền và vẫn không được sử dụng trên cấp độ pixel.
Trong khi đó, thay vì các chấm lượng tử phát quang hấp thụ photon (photoluminescent quantum dot) phía sau màn hình LED thông thường, hoặc phần tử hữu cơ trên màn hình OLED, màn hình True QD sẽ sử dụng các hạt nano phát quang đáp ứng điện tử (electroluminescent nanoparticles), có khả năng tự phát sáng.
So với OLED, công nghệ này có ưu điểm gồm tuổi thọ màn hình dài hơn, độ bão hòa màu xanh tốt hơn, màn hình mỏng hơn cả OLED và quy trình sản xuất ít phức tạp hơn OLED khi kỹ thuật trở nên hoàn hảo. Thêm vào đó, công nghệ True QD có thể tạo ra những màn hình với mật độ điểm ảnh lên tới 1.000 pixel trên mỗi inch.
Tuy nhiên, thời gian đáp hồi của màn hình QD lại gần với màn hình LED hơn, vì vậy màn hình lai nhiều khả năng sẽ có thời gian phản hồi nhanh hơn, tương đương với màn hình OLED.
Hình vẽ mô tả một pixel được kết hợp giữa OLED và QLED.
Vậy khi nào màn hình lai sẽ xuất hiện?
Trong khi các TV QLED với tấm nền chấm lượng tử đã có mặt trên thị trường, những màn hình True QD mới chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm. Apple chắc chắn đã nhìn thấy khả năng phát triển của nó và đang chạm tay đến quá trình phát triển công nghệ này
Bằng sáng chế của Apple đề cập đến các thách thức của việc phát triển một màn hình lai, cũng như cách thức để sản xuất chúng, hơn là thực sự sử dụng chúng cho sản phẩm của mình. Bằng sáng chế này không cho biết khả năng sử dụng của loại màn hình này, nhưng có đề cập một cách ngắn gọn rằng, do việc sản xuất rất phức tạp và không hoàn toàn hiệu quả.
Vẫn chưa rõ khi nào loại màn hình kết hợp của Apple này sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, nó cho thấy Apple đang đánh cược cho tương lai với bằng sáng chế này, và đặt cược vào nhu cầu cải thiện thời gian phản hồi của công nghệ này trước khi điều gì đó mới hơn xuất hiện.
Độ dày tương đối lớn của công nghệ QLED trên TV khiến nó không phù hợp với các màn hình nhỏ, đặc biệt khi so với OLED, để xuất hiện trên smartphone. True QD sẽ mỏng hơn đáng kể so với QLED, cũng như OLED, và khi tích hợp một cách phù hợp, cả hai công nghệ này có thể bù trừ cho các điểm yếu của nhau.
Tham khảo Apple Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng