Đan Mạch có thể là quốc gia đầu tiên áp dụng lệnh cấm này với Táo khuyết.
Apple thường tự hào về dịch vụ và hỗ trợ sau bán hàng cũng như chính sách bảo hành và Apple care. Thực sự, chính sách sửa chữa và thay thế toàn cầu của Apple rất đáng khâm phục. Có thể bạn đã từng phải chịu đựng cảnh iPhone hoặc máy tính Mac bị hỏng hoặc trục trặc khi đang ở nước ngoài. Đương nhiên, chẳng có vấn đề gì hết, bạn chỉ cần tìm tới Apple Store gần nhất để xử lý vấn đề đó. Những cửa hàng này thậm chí còn đổi cho bạn một smartphone mới nếu họ phát hiện ra lỗi bên trong thiết bị của bạn.
Tuy vậy, bạn có biết nhiều cửa hàng của Apple sẽ đổi cho bạn hàng refurbished? Nhiều người không hề biết và một số khác thì rất lâu sau mới phát hiện ra. Trường hợp của David Lysgaard ở Đan Mạch cũng vậy. Năm 2011, anh được Apple Store đổi cho một chiếc iPhone 4 và anh đã phản ứng khá mạnh mẽ khi phát hiện ra nó không phải là hàng mới. David thậm chí còn đệ đơn kiện Apple.
Hiện tại, sau bốn năm, tòa án Đan Mạch đã đưa ra phán quyết có lợi cho David, hạn chế một cách hiệu quả việc Apple sử dụng các thiết bị refurbished để thế, trả bào hành cho khách sau này. Dựa trên Luật Buôn bán Hàng hóa Đan Mạch, tòa án cho rằng Apple không thể dùng một chiếc iPhone refurbished để đổi cho một chiếc iPhone mới bởi giá trị của hai chiếc iPhone này không tương đồng nhau.
Rõ ràng trên giấy tờ, lý do mà tòa án Đan Mạch đưa ra là cực kỳ hợp lý bởi không thể phủ nhận rằng chẳng bao giờ hai chiếc iPhone một là hàng mới và một là hàng refurbished có giá trị ngang nhau. Nhưng Apple cũng hiếm khi đổi trả cho khách hàng một thiết bị refurbished có chất lượng tệ. Khi mang một thiết bị hỏng hoặc không hoạt động ổn định tới cho Apple, khách hàng luôn nhận được một thiết bị refurbished hoạt động tốt, đã qua kiểm tra kỹ lưỡng.
Nhưng mức giá của những thiết bị refurbished được bán trực tiếp bởi Apple phản ánh rõ bản chất đã qua sử dụng của chúng bất kể tình trạng kiểm tra và đảm bảo. Đây cũng là một điểm tham chiếu và phán quyết tổng thể có thể tạo ra một thiệt hại lớn với Apple. Tất nhiên, Apple sẽ kháng cáo.
Không chỉ ở Đan Mạch, Apple cũng đã bắt đầu bị kiện tại Mỹ về vấn đề này. Bên nguyên đơn cho rằng một thiết bị đã qua sử dụng được tân trang lại và coi là thiết bị mới không bền và không thể hoạt động như mới. Tòa án Mỹ đang gặp khó trong việc xác định đâu mà thiết bị tương đương về hiệu suất và độ tin cậy với một thiết bị mới.
Có vẻ như vụ kiện này sẽ tạo ra một tiền lệ chưa từng có. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả những diễn biến mới nhất về sự kiện này trong thời gian tới.
Hàng "refurbished" của Apple là những chiếc máy trưng bày hoặc đã được bán ra cho khách hàng nhưng không may gặp lỗi nhỏ được gửi trả bảo hành, Apple sẽ tiến hành kiểm tra và thay thế phụ kiện mới để đảm bảo máy hoạt động tốt, có chất lượng tương đương máy chưa qua sử dụng, sau đó bán ra thị trường với giá thấp hơn hoặc dùng để thay thế trả bảo hành.
Theo GSM Arena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng