Apple từng có kế hoạch mã hóa toàn bộ các bản sao lưu trên iCloud, nhưng phải loại bỏ vì FBI ngăn cản
Do Apple vẫn có thể mở khóa các bản sao lưu trên iCloud, họ vẫn có thể cung cấp dữ liệu người dùng cho các cơ quan thực thi pháp luật mỗi khi được yêu cầu.
Theo báo cáo của Reuters, dưới sức ép của FBI, Apple đã phải loại bỏ kế hoạch mã hóa toàn bộ các bản backup iPhone và iPad của người dùng.
Danh tiếng bảo vệ dữ liệu người dùng trên các thiết bị của Apple vốn có được do việc lưu giữ chúng ngay trên thiết bị, nhưng các bản backup của chúng lưu trữ trên iCloud lại là vấn đề hoàn toàn khác. Khối dữ liệu này được mã hóa để ngăn những kẻ tấn công, nhưng Apple lại là người giữ khóa mã hóa để giải nén chúng và chia sẻ nó với cảnh sát và chính phủ mỗi khi có yêu cầu pháp lý.
Nhưng vào năm 2018, Apple được cho đã có kế hoạch đóng khe hở này lại bằng cách áp dụng mã hóa đầu cuối đối với các bản backup iCloud này, giống như cách thức bảo mật trên thiết bị của họ - nhưng kế hoạch này không bao giờ được thực hiện. Nguồn tin của Reuters cho biết, nhà sản xuất iPhone đã phải hủy bỏ kế hoạch này sau khi nói chuyện với FBI về vấn đề này.
Một cựu nhân viên Apple nói với Reuters: "Cơ quan pháp luật này đã tiêu diệt nó, vì những lý do mà bạn có thể tưởng tượng ra."
Nguồn tin cho biết, quyết định này chịu ảnh hưởng từ chính cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa Apple và FBI về chiếc iPhone thuộc về một trong những tay súng tại san Bernardino. Sau cuộc chiến pháp lý này, dù kiên quyết không cài đặt backdoor vào trong thiết bị của mình, Apple cũng không muốn "chọc giận" FBI thêm nữa bằng cách mã hóa toàn bộ các bộ backup iCloud của mình.
Trong các cuộc họp với FBI, các quan chức cơ quan này nói với Apple rằng, kế hoạch này sẽ tác động xấu đến các cuộc điều tra của họ. FBI và các cơ quan thực thi pháp luật thường xuyên yêu cầu Apple giải mã dữ liệu iCloud cho họ, và trong nửa đầu năm 2019, họ đã yêu cầu truy cập vào hàng nghìn tài khoản khác nhau. Apple cho biết, họ đã tuân thủ 90% các yêu cầu đó.
Một cựu quan chức FBI, người không liên quan đến các cuộc họp đó, nói với Reuters rằng, Apple đã chiến thắng trước cơ quan này. "Đó là bởi vì Apple đã quá thuyết phục. Ngoài các cuộc tranh cãi công khai xung quanh vụ San Bernardino, Apple đã luôn hòa hợp với chính phủ liên bang."
Ngoài ra, theo lời cựu nhân viên của Apple, còn có những nguyên nhân khác khiến Apple loại bỏ kế hoạch mã hóa các bản backup dữ liệu này. Ví dụ Apple lo ngại rằng nó có thể gây ra bất tiện khi việc mã hóa chặt chẽ này sẽ làm ngày càng nhiều người dùng không tiếp cận được với chính dữ liệu của họ trong trường hợp họ quên key mã khóa. Vì vậy, cuối cùng "không thể biết chính xác tại sao Apple loại bỏ kế hoạch này."
Báo cáo của Reuters được đưa ra đúng vào thời điểm Apple và các cơ quan thực thi pháp luật lại đang đối đầu nhau, khi FBI yêu cầu truy cập vào điện thoại của tay súng tại căn cứ Hải quân Pensacola vào cuối tháng 12 vừa qua.
Sau khi yêu cầu của FBI không được đáp ứng, bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ và tổng thống Mỹ Donald Trump đều đã lên tiếng công kích công ty và yêu cầu Apple mở khóa các thiết bị này. "Chúng tôi đang giúp Apple mọi lúc về THƯƠNG MẠI và rất nhiều vấn đề khác, nhưng họ vẫn từ chối mở khóa điện thoại của những kẻ giết người, những kẻ buôn ma túy và các tên tội phạm bạo lực khác." Ông Trump nhắc nhở Apple phải nhớ ơn của mình trong một dòng tweet gần đây.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng