Apple và Google bắt tay cùng nhau phát hành công cụ theo dõi và kiểm soát Covid-19 trên cả iOS và Android
Đây sẽ là một bước tiến dài của nước Mỹ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.
- Nhà Trắng triệu tập Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft và Twitter để ứng phó với dịch Covid-19
- Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch
- Covid-19 đã khởi động một loạt "văn phòng ma" dành cho ngày tận thế: Siêu bảo mật, bất chấp mọi kiểu đại thảm họa
Đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại Mỹ dữ dội đến mức buộc hai đối thủ không đội trời chung như Apple và Google hợp tác với nhau để tạo nên một hệ thống nhằm theo dõi đường đi của người nhiễm virus này và hạn chế sự lây lan của nó.
Tuy nhiên thay vì trực tiếp tạo ra ứng dụng cho mỗi nền tảng iOS và Android, hệ thống mà Apple cùng Google hợp tác tạo nên sẽ đưa ra các API để những ứng dụng về virus corona hoặc các ứng dụng sức khỏe khác được cấp phép có thể truy cập vào dữ liệu trong hệ thống đó.
Ví dụ, Alice nói chuyện với Bob trong 10 phút - trong khi đó điện thoại của họ trao đổi các mốc báo hiệu ẩn danh cho nhau. Vài ngày sau đó, Bob bị dương tính với virus corona và điện thoại của anh sẽ upload khóa key của mốc báo hiệu này lên đám mây với thời hạn lưu trữ trong 14 ngày.
Theo lý thuyết, hệ thống này có thể được sử dụng để theo dấu tiếp xúc (contact-tracing) những người nhiễm virus corona bằng cách: khi một người bị phát hiện dương tính với virus corona, họ có thể đưa kết quả xét nghiệm của mình vào ứng dụng sức khỏe có liên kết với API trên. Kết quả này sẽ tạo thành một "mốc báo hiệu ẩn danh" về người dùng.
Sau đó, mốc báo hiệu này sẽ được ứng dụng đăng tải lên đám mây với thời hạn lưu trữ tạm thời trong 14 ngày. Khi người bị nhiễm virus tiếp xúc gần với một ai đó trong thời gian đủ lâu, mốc báo hiệu này sẽ được chia sẻ ẩn danh thông qua Bluetooth tầm ngắn giữa các smartphone với nhau – bất kể là Android hay iPhone.
Điện thoại của Alice sẽ thường kỳ tải xuống khóa key của các mốc báo hiệu thuộc về người dương tính trong khu vực. Nếu khớp với mốc báo hiệu mà điện thoại từng trao đổi dữ liệu, nó sẽ phát ra thông báo cho Alice.
Nếu smartphone của người tiếp xúc được cài đặt ứng dụng sức khỏe có sử dụng API trên, nó sẽ thông báo cho người dùng biết họ đã tiếp xúc với người dương tính với virus trong thời gian gần đây. Khi đó người dùng sẽ được hướng dẫn làm xét nghiệm và tiến hành các biện pháp tự cách ly tránh lây lan cho người khác.
Tôn trọng bảo mật và quyền riêng tư
Theo dấu tiếp xúc đang được xem như một trong các công cụ quan trọng để ngăn chặn việc lây lan virus corona. Chính vì vậy, hàng loạt chính phủ trên thế giới, bao gồm cả Israel, Thái Lan, Hồng Kông đã xây dựng các phiên bản ứng dụng của riêng mình nhằm theo dấu người nhiễm virus và tiến hành cách ly người tiếp xúc.
Tuy nhiên, điều khác biệt trong hệ thống mà Apple và Google vừa mới triển khai nằm ở tính bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.
Đầu tiên là hệ thống này không sử dụng dữ liệu GPS trên điện thoại, việc kết nối và chia sẻ dữ liệu được thực hiện thông qua Bluetooth tầm gần – công nghệ liên lạc không khai thác vị trí thực của người dùng. Do vậy, người tiếp xúc gần cũng chỉ nhận được thông báo về việc họ đã tiếp xúc với người bị nhiễm virus, chứ không phải cho biết địa điểm họ tiếp xúc.
Ngoài ra, hệ thống này cũng thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ để tránh tiết lộ danh tính của người bị nhiễm virus. Mốc báo hiệu, dù được chia sẻ giữa các thiết bị qua Bluetooth, nhưng liên tục được thay khóa key sau mỗi 15 phút để đảm bảo quyền riêng tư. Không những thế, các khóa key này cũng chỉ được chia sẻ trong thời gian họ nhiễm bệnh.
Quan trọng hơn, sẽ không có một cơ sở dữ liệu tập trung nào cho danh sách những điện thoại của người nhiễm bệnh. Đó là vì bản thân mỗi smartphone đều thực hiện các phép tính mã hóa để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Thay vì tương tác trực tiếp với điện thoại, những máy chủ tập trung chỉ lưu trữ các khóa key được điện thoại chia sẻ lên – và chúng thay đổi liên tục như đã nói ở trên.
Các giai đoạn của dự án
Các kỹ sư của hai công ty mới khởi động dự án này từ 2 tuần trước đây, và dự kiến đến giữa tháng 5, API về theo dấu tiếp xúc này sẽ được Apple và Google phát hành cho các ứng dụng trên cả iOS và Android. Tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu của dự án và nó vẫn đòi hỏi người dùng phải tải xuống một ứng dụng nào đó chứa API này để nhận được thông báo kịp thời.
Do vậy, trong giai đoạn 2 của sáng kiến này, công cụ theo dấu tiếp xúc sẽ được tích hợp vào cấp độ hệ điều hành của mỗi nền tảng. Do vậy người dùng sẽ không cần cài đặt ứng dụng bên thứ ba nữa mà vẫn có thể nhận thông báo về khả năng lây nhiễm. Tích hợp sâu như vậy cũng giúp cải thiện hơn thời lượng pin, hiệu quả và tính bảo mật. Nhưng điều này sẽ mất khoảng vài tháng nữa mới có thể trở thành hiện thực.
Dù vẫn có một số hạn chế, nhưng đây cũng là một chương trình khá hiệu quả nhờ sự hợp tác của hai người khổng lồ về nền tảng thiết bị di động hiện nay. Hệ thống này vẫn chưa thể thay thế được các phương pháp cổ điển về theo dấu tiếp xúc – như phỏng vấn người bị nhiễm về lộ trình di chuyển, người đã gặp – nhưng nó cũng có thể mang đến một sự bổ sung hữu ích khi smartphone đang là thiết bị được hàng tỷ người sử dụng như hiện nay.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng