Asiasoft giải thích chuyện phi lý có Tuyết trong game Việt

    PV, Nghi Lâm 

    Âu Lạc Online đang đứng trước nhiều phản ánh chuyện có tuyết trong một số vùng Việt Nam.

    Như đã biết, hiện tại Âu Lạc Onlinelà dự án game mới nhất của Asiasoft Việt Nam. Trong lần phỏng vấn cách đây ít lâu, đại diện hãng khẳng định đây không phải là Đất Việt Truyền Kỳ mà là MMO thuần Việt do chính người Việt thiết kế, đồng thời trò chơi sẽ mang tính giáo dục, tạo cái nhìn rõ ràng và cụ thể nhất về các giai đoạn dựng nước của các vị Vua Hùng dân tộc.
     

    Việt Nam lại có Tuyết từ thời Hùng Vương?
     
    Tuy nhiên, vấn đề mà Âu Lạc Online đang gặp phải tới từ chuyện trong một số screenshot, người xem thấy rõ sự xuất hiện của Tuyết tại Việt Nam. Tạm chưa bàn tới việc đây là điều trùng hợp lạ lùng với Đất Việt Truyền Kỳ, nhiều game thủ tỏ ra không hài lòng với chi tiết này, họ cho rằng nó quá hư cấu so với lịch sử dải đất hình chữ S.
     
    "Chẳng lẽ thời Việt cổ nước Việt mình có tuyết sao?", một thành viên lên tiếng trên diễn đàn. Hiện tại vẫn đang tồn tại hai luồng ý kiến, một phản đối và một ủng hộ vấn đề trên. Phía ủng hộ cho rằng trong trò chơi điện tử thì chuyện hư cấu là đương nhiên, hơn nữa vùng cực bắc tổ quốc vẫn thường có tuyết vài năm gần đây.
     

    Đất Việt Truyền Kỳ cũng có sự xuất hiện của Tuyết.
     
    Đứng trước sự bất đồng nhất trong suy nghĩ của người chơi, phía Asiasoft đã có những giải thích cho hiện tượng "tuyết rơi trắng đất" trong Âu Lạc. Cụ thể, đây là hậu quả do "Tà phái" gây nên nhằm gây rối loạn cho đất nước Văn Lang.
     
    "Do người của Tà Giáo nhân lúc nước Văn Lang đang rối mà làm loạn, tạo thành sự biến đổi khác thường về khí hậu ở xung quanh thôn Phù Đổng, tuyết rơi quanh năm, cho nên khu sinh sống của Dũng Sĩ là khu núi lạnh lẽo quanh năm đóng tuyết, vì thế về phương diện trang phục sẽ tích hợp lông thú để giữ ấm và để tăng vẻ đẹp", hãng cho hay.
     
    Ngoài ra, chi tiết về 4 lớp nhân vật chính trong Âu Lạc cũng được cập nhật đầy đủ trên trang teaser tạm thời, bao gồm Dũng Sĩ, Thợ Săn, Thuật Sư, Thầy Tế.
     
     
    Dũng Sĩ tu luyện võ nghệ được dựa trên “chế độ sư đồ”, thông thường là do chủ nhân trong gia tộc hoặc võ nghệ cao cường nhất đảm nhiệm công việc chỉ giáo hậu bối, những gia tộc có cuộc sống khá dư giả, sẽ mời những vị gọi là “võ sư” đến tại nhà để chỉ dạy những trẻ nhỏ luyện tập võ thuật. Ngoài ra, Dũng Sĩ còn thích nghiên cứu cách chế tạo vũ khí phòng cụ, những người không thích luyện tập võ nghệ có thể trở thành nhà nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo vũ khí phòng ngự.
     
     
    Thợ Săn sinh sống trong những bụi cây sâu thẳm trong rừng, sử dụng màu sắc gần giống màu bụi cây tô lên người, để tiện việc ẩn thân. Mục đích làm như vậy là để cho Thợ Săn trong lúc săn bắt không để con mồi phát giác, và cũng có thể giúp Thợ Săn ẩn nấu trong bụi cây không bị kẻ ngoại lai phát hiện. Vì vậy rất ít người có thể thấy rõ diện mạo của họ.
     
     
    Thuật Sư tin rằng vạn sự vạn vật trong tự nhiên đều có tồn tại thần linh, chỉ cần thành tâm lợi dụng ý niệm tiến hành khai thông với thần linh, là có thể nhờ thần linh giúp đỡ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đối với Thuật Sư mà nói, thần linh không phải là nô lệ bị ép buộc dùng để ra lệnh hay triệu hồi, mà bản thân thần linh có thể quyết định đồng ý viện trợ giúp đỡ hay không, nếu như không đồng ý thì xem như người thi triển pháp thuật chưa đủ lòng thành kính.
     
     
    Thầy Tế chuyên về nghiên cứu trị liệu, dược liệu và cách trồng trọt các loại thảo dược. Tín ngưỡng văn hóa hệ Thủy khiến họ đối xử với mọi người mọi vật cũng đều mang trái tim bao dung rộng lớn, và họ cũng rất vui vẻ khi tiếp xúc với các dân tộc khác. Ngoài nghiên cứu trị liệu và dược liệu ra, Thầy Tế cũng rất xem trọng tín ngưỡng.